Monday, December 12, 2016

VIETNAM MY COUNTRY




LỜI NÓI ĐẦU

     Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của Bố Lạc Mẹ Âu mở đầu thời kỳ lập quốc của dòng giống Việt.


     Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn, là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất dựa trên sự thật lịch sử được hư cấu như một huyền tích trong đó đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống.


      Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”.


      Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre một nhà Việt Nam Học đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ Văn Miếu:


PREFACE     

Historically, each nation has a tradition and culture that was made into a legend for the purpose of promotion of the national pride with its epics. Indeed, the legend of Dragon and Fairy about the origin of the Vietnamese race seems to be mysterious, but in reality, it reflects the humanist characteristics of Vietnamese tradition. The legend of the Fairy and the Dragon is the pride of Vietnamese people. Vietnamese people from babies to ripe old-aged elders,  poor peasants to scholars, all have heard of the fairy tales about Hong Bang Family. Indeed, we all know about our source, with the great love of Father Dragon and Mother Fairy or "Luo (Lac) Father and Ou (Au) Mother”, ancestors of the Vietnamese race.


     Suffice to say that the Vietnamese original legend in its historical tradition is imaginary. However, it heightens our traditional humanism. The legend of Vietnamese origin represents a noble cultural philosophy, for it is full of humanity, of fellow countrymen’s love fictionized in the image of ‘a bag of one hundred eggs, producing one hundred babies’ commonly known as ‘people of the same womb’.


      From the fellow-citizen concept to patriotism, love for homeland, all these have become the moral and traditional values of Vietnamese ethic and civilization. Henri Bernard Maitre praised the significance of Vietnamese culture through the Temple of Literature:


 “Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân”.     

Đối với người Việt, việc thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày “sinh nhật” của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt Đạo” thể hiện đạo lý làm người Việt Nam. Linh mục Cadière một Thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên: “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ.”.

    Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”. Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành… Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”.


  “This Temple is not a place to pray or to make amulets. It is a formal place to honor our national heroes, our cultural elites, our doctorates with high ethical standards, and their names were engraved on stone-slabs, so that the future generations of Vietnamese would learn about our proper behaviors, worthy of the aspirations of our ancestors.”     

For Vietnamese, the act of worshiping our ancestors is the moral standards in the spiritual life of the Vietnamese people. Since the ancient time, Vietnamese people have highly revered moral principles, so we often think about the commemoration of our relatives’ deaths rather than focusing on our birthdays.


      Today, although young people are more interested in their birthdays, they do not forget to commemorate their passed-away relatives. Worshiping our ancestors is a ‘Vietnamese religion’ showing moral standards of the Vietnamese. Cadière, a Catholic priest who came to Vietnam to evangelize Christianity, had once confessed that Vietnam was a nation of high religious spirit.


      P. Mus, a scholar, when observing the Vietnamese, also acknowledged that Vietnamese people had a high spiritual life:


 “Vietnamese people did not work, they worship. Indeed, foreigners were surprised to see that every Vietnamese family had an ancestor altar in the middle of their homes. In the Vietnamese spiritual life, every movement is full of a sacred nature, and they worshipped their ancestors with all their hearts. This is the unique


      Đây chính là truyền thống tâm linh thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ Việt Nam. Trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tâm linh của người Việt cổ.


      Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là cái gì thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt.


      Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc.


      Thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.


      Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con... và “Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”.      Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm, thấm đậm tính nhân bản hiện thực.


characteristic that is imbued with the deep national identity, full of the democratic and humanistic cultural philosophy. As a matter of fact, the Vietnamese spiritual life does not only emblem through the ancestral altar, but also in the altar on the mind of each person. This represents the good values that characterize the spiritual life of the ancient Vietnamese people.


      Ancestors worshiping is human morality; it is something noble and spiritual handed down from generation to generation. This spiritual life has contributed to the conservation of the Vietnamese heredity. Ancestor worshiping tradition is no longer a practice, a simple creed, but it has become a national standard of morality.


      Ancestor worshiping is considered the orthodox religion of Vietnamese people. Do Chieu, a patriot in the 19th century graciously reminded us, "It’s better to be blind to conserve our moral conformity than not worshiping our ancestors while our eyes are good.". Everyone of us Vietnamese knows that when we drink water, we need to know where it comes from, because: "Our father’s kindness is as great like Great Mountain, and our mother’s love is as sourceful as the water flowing out from a stream. We must respect our parents and fulfill our filial duties...! Parents’ kindness to us is undeniably great and unforgettable, regardless of their being alive or in the great beyond. Past and present, we ought to be grateful to parents’ kindness forever”. This is the uniqueness of Vietnamese’s spiritual life that each Vietnamese observes today and forever after. Undeniably, besides the real life’s sufferings and hardships,
 
     Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam.


     Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay với gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch chủ nghĩa vô thần, Hán hóa dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “Chính Sử” của đế quốc “Đại Hán”.


      Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của gần một ngàn năm nô dịch văn hóa khiến nhiều người chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị vùi lấp hàng nghìn năm bởi lớp bụi của thời gian cũng như bị sửa đổi, bóp méo, xuyên tạc bởi sức mạnh của Hán tộc thống trị.


      Trước đây, nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của Hy Lạp La Mã, để rồi phải xác nhận nền văn minh đó đến từ nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.


we all enjoyed being embraced by our traditional deep and noble spiritual life. It enlivens within each Vietnamese an optimistic living concept, love for life and leisure, together with the will to readily sacrifice our lives for the true independence, the true freedom, prosperity and happiness for all Vietnamese people.


     Vietnamese history is the one full of rises and falls of a nation from the dawn of its foundation till today, in which it suffered for nearly one thousand years under Chinese domination, nearly one hundred years under French colonialism, and more than a half century of subjugation by foreign ideologies. During the course of our history, many a time, Chinese people, simmering in their expansionism by all means and with wicked and diabolic tricks, have attempted to invade our country.

     Every time they were able to occupy our land, they exerted any way possible to destroy all traces of our roots, our civilization, and our culture. Simultaneously they distort and flip our history and replace it with something vague and chaotic that hampers the later generations Vietnamese from their aboriginal race and pride of their people. 

Each Chinese dynasty kept renaming the names of places purposefully, the chorographical features of our lands and rivers. More or less the Vietnamese people for nearly one thousand years under Chinese domination had been severely influenced by their mischievous policy of the cultural slavery that made accept all the “false”, without questioning. However, history must be the truth, whether it has been distorted or buried for thousands of years.

No comments:

Post a Comment