Friday, March 28, 2014

LHQ không công nhận Crimea độc lập

 thứ sáu, 28 tháng 3, 2014

 

 

Cuộc bỏ phiếu tại New York kết thúc với 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 phiếu trắng

 

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, vốn được Moscow hậu thuẫn và dẫn đến việc bán đảo này sáp nhập vào Nga, là bất hợp pháp.

 

Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp nhận viện trợ cho Ukraine 14-18 tỷ đôla dưới hình thức cho vay.

 

Quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3 cũng đã thông qua một khoản vay đảm bảo cho Ukraine với trị giá một tỷ đôla.

 

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ngày càng dâng cao sau khi các lực lượng thân Nga chiếm đóng bán đảo phía Nam của Ukraine.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Tư, 26/3, đã cảnh báo rằng EU và Hoa Kỳ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt "sâu rộng hơn" nhằm vào Nga nếu nước này tiếp tục có hành động xâm lấn Ukraine.

 

Quân Nga đã chiếm đóng các căn cứ quân sự còn lại của Ukraine tại Crimea

Không ràng buộc

100 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3 là bất hợp pháp, đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

 

11 nước trong đó có Belarus, Bắc Hàn, Cuba, Venezuela, Syria đã bỏ phiếu chống và 58 nước khác, trong đó có Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam, bỏ phiếu trắng.

 

"Sự ủng hộ đến từ mọi nơi trên thế giới cho thấy đây không chỉ là vấn đề trong khu vực mà mang tính toàn cầu," Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia nói với các phóng viên sau buổi bỏ phiếu.

 

Trong khi đó, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, nói trên thực tế, việc gần một nửa Đại hội đồng liên Hiệp Quốc không ủng hộ nghị quyết này là một "xu hướng rất tích cực và tôi tin rằng xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn."

 

Vì nghị quyết không mang tính ràng buộc nên cuộc bỏ phiếu chỉ mang tính biểu tượng, phóng viên BBC Nick Bryant tại New York nhận định.

 

Tuy nhiên Ukraine hy vọng nghị quyết sẽ là một sự răn đe đối với Nga để ngăn nước này tiến sâu hơn vào lãnh thổ của họ, phóng viên của chúng tôi nói thêm.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói tuyên bố của IMF về việc cho Ukraine vay thêm 10 tỷ đôla là một "bước tiến lớn" nhằm giúp nước này ổn định nền kinh tế và đáp ứng những nhu cầu về dài hạn của người dân.

 

Phát biểu sau cuộc họp với Thủ tướng Ý Matteo Renzi tại Rome hôm 26/3, ông Obama nói quyết định này đã gửi đi một "tín hiệu rõ ràng" rằng thế giới đang đứng sau lưng Ukraine trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

Một dự luật cũng được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua vào thứ Năm, 27/3, cho phép chính phủ cung cấp một khoản vay đảm bảo với tổng trị giá một tỷ đôla nhằm giúp Ukraine ổn định nền kinh tế. Dự luật này giờ đây chỉ còn đợi được Tổng thống Obama ký ban hành.

 

Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk trước đó đã thông báo với Quốc hội rằng nước này đang "đứng trước bờ vực khủng hoảng về cả kinh tế lẫn tài chính."

 

Hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập phía trước trụ sở Quốc hội Ukraine tối 27/3

'Cánh cửa ngoại giao'

Vào tối thứ 27/3, khoảng 2.000 người biểu tình từ nhóm cực hữu Right Sector đã tụ tập phía trước trụ sở Quốc hội Ukraine tại Kiev để yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov phải từ chức.

 

Những người này cho rằng ông Avakov phải chịu trách nhiệm trước cái chết của một trong các lãnh đạo của họ - ông Oleksandr Muzychko, hồi đầu tuần này.

 

Phóng viên BBC có mặt tại đây miêu tả đám đông là khá "hung hăng", trong lúc các nghị sỹ phải dùng loa lớn để kêu gọi những người này rời khỏi tòa nhà.

 

Những người biểu tình đã đập vỡ một số cửa sổ và tuyên bố sẽ quay trở lại vào sáng thứ Sáu trước khi rút lui, hãng thông tấn AFP đưa tin.

 

Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko trước đó đã tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới.

 

Bà được trả tự do sau ba năm ngồi tù vì bị kết tội tham nhũng, sau khi tổng thống thân Nga, ông Viktor Yanukovych, bị truất quyền hồi tháng Hai.

 

Hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bắt nguồn từ quyết định không ký kết một thỏa thuận thương mại với EU để giữ quan hệ mật thiết với Nga của ông Yanukovych.

 

Kể từ đó, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea, nơi mà tuần trước đã bỏ phiếu để trở thành một phần của Liên bang Nga.

 

Ông Obama nói hôm thứ Năm, 27/3, rằng Hoa Kỳ hy vọng Nga sẽ "bước qua cánh cửa ngoại giao" và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

 

Một số diễn biến khác tại Ukraine:

  • Sáu sỹ quan quân đội của Ukraine bị quân Nga bắt giữ tại Crimea đã được trở tự do, trong đó có Đại tá Yuli Mamchur, chỉ huy căn cứ không quân Belbek, nơi đã bị quân Nga chiếm giữ hôm 22/3.

  • Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nói Nga sẽ tăng giá khí đốt bán cho Ukraine lên 79% kể từ ngày 1/4.

  • Tổng thống Vladimir Putin đã công bố kế hoạch thiết lập một hệ thống giao dịch nội địa để đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính từ phương Tây.

Thursday, March 27, 2014

Điều trần về tự do tôn giáo ở VN trước Quốc hội Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2014-03-26

 

20140326_150758_resized-305 

 Buổi Điều trần về tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam hôm 26/3, trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.

RFA 

 

Trong khuôn khổ hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam 26 và 27 tháng này, buổi điều trần về tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam đã diễn ra hôm qua, ngày 26, trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ. Thanh Trúc có mặt tại chỗ với bài tường trình sau đây:

Việt Nam vẫn đàn áp tôn giáo

Buổi điều trần về tự do tôn giáo ở Việt Nam hôm qua, ngày 26 tháng Ba, trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos, do dân biểu Frank Wolf điều hợp, có tiếng nói và hình ảnh của hai nhân chứng trong nước, linh mục Phan Văn Lợi, Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và cũng là thành viên khối Dân Chủ 8406, nữ chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng, quyền trách nhiệm nữ tộc đạo châu đạo Vĩnh Long, thư ký ban đại diện Khối Nhân Sanh đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do vài tiếng trước khi buổi điều trần diễn ra, từ Việt Nam, Linh mục Phan Văn Lợi trình bày những ý chính ông sẽ nói trong buổi điều trần:

Tôi chịu chức từ năm 1981 nhưng tới giờ vẫn không được hoạt động như một linh mục bình thường vì bị nhà nước quản thúc do tôi đã cùng với linh mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

-LM Phan Văn Lợi

“Tôi chịu chức từ năm 1981 nhưng tới giờ vẫn không được hoạt động như một linh mục bình thường vì bị nhà nước quản thúc do tôi đã cùng với linh mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ở Việt Nam lúc này các xã hội dân sự đang xuất hiện, các tôn giáo, Giáo Hội Công Giáo cùng những cơ cấu bên trong giáo hội đó là những xã hội dân sự. Từ lâu nay những xã hội dân sự đó đã bị cấm cản hoạt động, luôn luôn bị kiểm soát ngặt nghèo từ vấn đề qui chế pháp nhân cho tới nhân sự cho tới hoạt động cho tới tài sản và cho tới quan hệ quốc tế. Nhà cầm quyền cộng sản không muốn cho các tôn giáo và các tổ chức trong tôn giáo được thực thi quyền lên tiếng cho công lý và cho sự thật. Chúng tôi được mời gọi để trình bày cái hiện trạng đó ở tại Việt Nam.”

20140326_144107_resized-250

Các Thuyết trình viên phát biểu tại buổi Điều trần về tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam hôm 26/3, trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ. RFA PHOTO.

Trong khi đó, nữ chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng cho biết trong tư cách điều trần viên được mời, bà muốn nhấn mạnh sự tác hại đối với các tôn giáo trong nước qua Nghị Quyết 36 và Nghị Định 92 do nhà nước Việt Nam ban hành:

“Qua buổi điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos lần đầu tiên đạo Cao Đài chúng tôi được điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ. Điều mà đạo Cao Đài chúng tôi cũng như tất cả các tôn giáo độc lập trong nước đều ao ước tự do tôn giáo. Nhà nước Việt Nam hãy trả lại chủ quyền và tài sản, trả lại nhân quyền để các tôn giáo độc lập trong nước được tự do hành đạo như tất cả các quốc gia dân chủ trên thế giới.. của đạo Cao Đài cũng như tất cả.

Nghị Quyết 36 cũng như Nghị Định 92, áp dụng cho tất cả các tôn giáo ở trong nước, hoàn toàn khống chế, giải tán và triệt hạ những nền tôn giáo độc lập và tiêu diệt những nền tôn giáo độc lập. Chúng tôi là thanh viên trong Hội Đồng Liên Tôn lên tiếng phản đối Nghị Quyết 36 và Nghị Định 92, liều thuốc độc dược để diệt các nền tôn giáo chân chính và độc lập trong nước.

Dùng TPP áp lực VN tôn trọng nhân quyền

Cuộc điều trần được thu âm và thu hình lần đầu tiên áp dụng cho Việt Nam, do tổ chức BPSOS ở Washington liên lạc và thực hiện. BPSOS Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển cũng là tổ chức khởi xướng hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 26 và 27, được gọi là Việt Nam Advocacy Day. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS:

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc điều trần này từ rất lâu. Hiện chúng tôi được biết là công an tỉnh đang bao vây nhà của bà Bạch Phụng và cắt đường Internet nhưng ít ra chúng tôi còn liên lạc được bằng điện thoại. Ông Frank Wolf, dân biểu chủ tọa cuốc điều trần ngày hôm nay đã được báo động và ông Frank Wolf cho biết sẽ gọi trực tiếp cho đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam để yêu cầu theo dõi và can thiệp nếu cần thiết.

Mục đích của chúng tôi hiện nay là đẩy lùi Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, để Việt Nam phải chứng tỏ bằng những nhượng bộ cụ thể về nhân quyền trước đã.

-TS Nguyễn Đình Thắng

Mục đích của chúng tôi hiện nay là đẩy lùi Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, để Việt Nam phải chứng tỏ bằng những nhượng bộ cụ thể về nhân quyền trước đã. Tí nữa đây, đúng 4 giờ, một phái đoàn sẽ đến họp riêng với văn phòng đại diện mậu dịch của Hoa Kỳ để đặt những vấn đề như vậy.”

Ngoài linh mục Phan Văn Lợi và chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng từ Việt Nam, buổi điều trần về vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos chiều ngày 26 còn có phần thuyết trình liên quan của ông Eric Schwartz, Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, với chứng cớ và quan điểm của ủy hội về sự đàn áp tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam.

Thuyết trình viên thứ ba, ông Ron Nay, giám đốc điều hành Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở tiểu bang North Carolina, nơi định cư của nhiều đồng bào Thượng sau 1975 và mãi về sau này, trình bày về chính sách đàn áp có hệ thống và kéo dài mà chính quyền Việt Nam áp dụng đối với đồng bào thiểu số Tây Nguyên, trong đó có việc ép người Thượng Tin Lành bỏ đạo:

“Nói về vấn đề nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam thì không có gì ngạc nhiên, nếu có thay đổi thì chỉ thay đổi danh từ mà thôi, còn trên thực tế vấn đề tôn giáo và nhân quyền không có chi thay đổi hết.”

Người thứ tư điều trần là cô Yunie Hong, Hmong National Development, Tổ Chức Quốc Gia Phát Triển Hmong, trình bày chi tiết trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos về sự phân biệt đối xử và ngước đãi người Hmong ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt những vụ xử người Hmong theo đạo Tin Lành trong tuần này và tuần tới.

Đối với dân biểu Frank Wolf và dân biểu James McGovern, hai vị đại diện dân cử Mỹ đồng chủ tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos, và đối với gần 600 người Việt từ các tiểu bang trong nước Mỹ đổ về Washington cho ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam, cuộc điều trần ngày 26 vô cùng quan trọng vào khi Bộ Ngoại Giao Mỹ đang soạn thảo bản phúc trình thường niên về tình trạng tự do tôn giáo thế giới, trong đó có tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thanh Trúc tường trình từ quốc hội Hoa Kỳ.

Thursday, March 20, 2014

PHẬT GIÁO HOÀ HẢO
NIÊN ĐẠO 75
TUYỆT MẠNG THƯ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Kính thưa chư quý đồng đạo,đồng bào trong nước và ở hải ngoại.

Kính thưa các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Kính thưa các tổ chức  bao vệ tự do dân chủ, nhân quyền trên thế giới.

Kính thưa quý đài truyền thông

Kính thưa các tôn giáo bạn.

Kính thưa toàn thể quý vị.

 

Tôi tên Nguyễn Văn Vinh là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo,năm nay 82 tuổi,  hiện cư ngụ ỏ ấp Long Hoà , xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang.

Xin viết lại đôi dòng tâm sự qua tuyệt mệnh thư dể quý vị hiểu và ủng hộ việc làm của chúng tôi.

Chính quyền Cộng sản Việt Nam thường rêu rao trên Báo chí, đaì phát thanh truyền hình từ trước đến nay là đã thực thi dân chủ nhân quyền, tư do tôn giáo. Đó là những quảng bá ở cửa miệng, nầm trên giấy của bọn sâu dân mọt nước, lừa đảo , xảo ngôn, mưu đồ dôc tâm làm nô bộc cho Tàu cộng.

  Thưa quý vị: đã gần 40 năm kể từ sau ngày CS cưỡng chiếm Miền NamViệt Nam . Tất cả những người có lý tưởng vì sự tự do dân chủ ,nhân quyền và tự do tôn giáo; Đều bị sách nhiễu,đàn áp, tù đày thậm chí hy sinh cả tánh mạng, nhiều không thể kể hết. Đối với PGHH , nhiều gia đình phải ly tán, con xa cha, vợ xa chồng lang thang đói rách cũng vì chế độ độc tài CS mà ra.

  Xin cho  phép tôi được đặt ra vài ví dụ: sau gần 40 năm CSVN độc tài lãnh đạo đất nước ta như thế nào? Nước ta là nước nằm trong tốp nghèo nhất thế giới, sự nhận thứccủa người dân về  một vấn dề có xác thực không? Tình hình dân trí có đồng đều mở  mang không ? V…v…( thật là tồi tệ). Trong khi tất cả nguồn tài trợ cuả những nước giàu có trên thế giới dổ vào dể giúp đỡ  Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Thân nhân kiều bào ta, người đi làm viêc nước ngoài, thậm chí cô dâu Việt Nam gã đi các nước cũng gởi tiền về. Vậy thì số tiền đó đi về đâu? Trong nước, các công ty xí nghiệp lớn nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, người làm nông nghiệp, thuỷ hải sản,những thương hồ lớn bé,, có người nghèo khổ bán hàng rong…cũng đều bị đánh thuế và lấy thuế.Vậy số tiền này đi về đâu? Có phải đi vô túi những trùm maphia tập đoàn CS độc tài tham nhũng, dể nuôi bọ côn đồ (Công an CSVN), chuyên đi hà hiếp đánh đập người vô tội, những người bất đồng chánh kiến; đòi hỏi quyền con người, yêu cầu tôn trọng nhân quyền  dân chủ …ở VN mà nhà cầm quyền CSVN đã hứa với Quóc tế nhưng không thực hiện( thật là ghê tởm).

  Đó là thành tích nổi trội của của Đảng CSVN. Trong khi Miền Nam VN trước bi CS

 cưỡng chiếm,  được  ví như con Rồng Đông Nam Á, tức là những nước đứng đầu trrong khu vực, còn  bây giờ thì sao? Là những nước đứng sau khu vực. Nạn nghèo đói vẫn còn khắp nước, tệ nạn xã hội thì vẫn lan tràn, không có biện pháp ngăn chặn,đạo đức suy đồi, tâm linh tín ngưỡng  văn hoá lần lần mai một,cơ sở chùa chiền nhà thờ bị cưởng chiếm không trả lại… Tóm lại chế độ độc tài CSVNchỉ biết củng cố quyền lực và xây dựng ĐCSVN thành một bức tường thép để chỉ đạochế độvơ vét mồ hôi nước mắt ủa toàn dân. Không cần thiết suy nghỉ phải đưa đất nước đi  lên sánh vai cùng thế giới .

Thưa quý vị: Không sao kể hết những gì mà nhà độc tài CSVN đã làm và đối xử tồi tệ đói với người dân và những người bất đòng chánh kiến trong nước. trên đây tôi chỉ dẫn chứng một ít sự việc mà tập đoàn tham nhũng CSVN đã làm đối với dân tộc  Việt Nam.

  Riêng đói với tôn giáo PGHH, CSVN luôn lúc nào thời gian nào cũng có dã tâm tiêu diệt bốn chữ PGHH, phá huỷ hết những di tích PGHH,  san bằng chùa chiền ,độc giảng đường, tu viện, hội quán… Lừa bịp xảo trá dư luận cho in ấn những tác phẩm nhầm bôi nhọ Đức Huỳnh Giáo Chủ , nhục mạ tín đồ PGHH như Quyển Sư Thúc Hoà Hảo của Nguyên Hùng, Dòng  Sông Thơ Áu, Đất lửa của tên văn nô NGuyễn Quang Sáng, Gần đây là quyển luận văn tốt nghiệp Thực chất Đạo Hoà Hảo  của tăng sinh Nguyễn Văn Huệ (một người mượn đạo tạo đời, do bàn tay CS dựng lên để nhầm tiêu diệt PGHH.

   Trước 1975, PGHH có 3 ngày lễ trọng đại 18/5,25/11,25/02 . còn bây giờ ngày  lễ 25/02 bị cấm đoán một cách nghiệt ngã.

  Cho nên đến ngày Lễ  25/02 ngươi tín đồ PGHH luôn luôn trăn trở và lo toan, không biết phải làm sao để đến điểm lễ, ngày lễ nam nay có tổ chức được trọn ven không…làm cách  nào người  tín đồ làm tròn bổn phận với Thầy với Đạo.

Vì bởi nhiều lý do: Trước  ngày lễ CS dều phát giáy mời để trấn áp không cho dự lễ, tiếp đến là bao nhà chặn đường. Rồi thì đánh đập. Tức là họ không chừa bất cứ thủ đoạn nào miễn sao không cho người tín đồ PGHH về dự lễ 25/02 . (Năm nào cũng vậy)

  Năm nay Giáp Ngọ 2014 cũng vậy.

 Ngày  18/02 al, một phái đoàn gồm hơn 20 người gồm Công an tinh An Giang, công an an Huyện Chợ Mới, cán bộ Xã Long Giang…đến nhà tôi (nơi dự định tổ chức ngày lễ 25/02 năm nay),hăm doạ, cấm không cho  chức ngày lễ 25/02. Và hôm nay19/02al khoảng 200 công an bao nhà tôi, đóng chốt hai đầu đường.

  Chúng tôi quyết tâm tổ chức ngày đại lễ này. Nếu như CSVN có dã tâm đàn áp không cho tổ chức tôi sẽ nguyện đem thân này thấp lên ngọn lửa hồng để cho chế độ CSVN thức tỉnh hồi đầu. cho chế độ CSVN biết rằng; không phải dàn áp dánh đập , lừa bịp dư luận, xảo trá điêu ngoa là mạnh là anh hùng. Những chuyện làm này tất phải trả một giá rất đắt.

  Tôi tin rằng một ngày không xa với nổ lực của những người dân, của những nhà bất đồng chánh kiến ,các tổ chức dân chủ, những tôn giáo… trong nước cũng như ở hải ngoại. buộc Dảng CS độc tài phải trả lại những gì mà họ đã cưỡng chiếm dân tộc Việt Nam ta mấy mươi năm qua.

  Cuối cùng rất mong quý vị ủng hô việc làm của chúng tôi. Kính chúc quý vị đươc  nhiều sức khoẻ, đoàn kết, cùng chung đấu tranh, để dân tộc ta thoát khỏi ách độc tài toàn trị của đảng CS và chế độ tham nhũng cường hào CSVN.

                                           An Giang, ngày 19 tháng 02 năm Giáp Ngọ (2014)

                                                       Người viết tuyệt mạng thư

                                                                  ( Đã Ký)

 Nguyễn Văn Vinh

Wednesday, March 19, 2014

Việt Nam : Cưỡng chế đất có khiến người dân « khởi nghĩa » ?

 

Hàng ngàn cảnh sát cơ động triển khai tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gần Hà Nội để cưỡng chế đất của nông dân.

Hàng ngàn cảnh sát cơ động triển khai tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gần Hà Nội để cưỡng chế đất của nông dân.

REUTERS/Stringer

Thụy My

Đầu năm 2012, « người nông dân nổi dậy » Đoàn Văn Vươn đã làm sôi sục dư luận trong và ngoài nước, qua vụ huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động đến hơn 100 người gồm công an và quân đội cưỡng chế khu đầm tôm mà cả gia đình ông đã đổ mồ hôi nước mắt suốt hai chục năm để khai khẩn. Đến tháng 9/2013, công luận lại xôn xao với việc Đoàn Ngọc Viết, ở bước đường cùng vì bị cưỡng chế nhà, đã xả súng bắn chết một cán bộ điều hành quỹ đất của tỉnh Thái Bình và làm bốn cán bộ khác bị thương.

Những thảm kịch này có nguyên nhân từ đâu ? Đi ngược lại với sự mong mỏi của toàn dân về quyền sở hữu đất đai, Hiến pháp 2013 vẫn quy định đất đai là « sở hữu toàn dân ». Vì vậy dù sống bao đời trên mảnh đất ông bà để lại, người dân chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. Chính quyền có thể thu hồi đất, không chỉ cho các công trình công ích, mà kể cả các dự án kinh tế xã hội. Có nghĩa là các nhóm lợi ích cấu kết với chính quyền địa phương vẫn có thể ung dung trục lợi.

Và thế là lại tiếp tục xảy ra những vụ như hai anh em Vi Văn Tùng và Vi Văn Thế ném bom xăng vào đoàn cưỡng chế ở Bắc Giang vào cuối tháng 2/2014. Trước đó vào đầu tháng 10/2013, hàng loạt vụ cưỡng chế đất cũng đã diễn ra tại Văn Giang (Hưng Yên) và khu phố Trịnh Nguyễn (Bắc Ninh).

Cho đến nay, các vụ khiếu tố về đất đai vẫn chiếm đến khoảng 80% số đơn kiện tại Việt Nam. Đội ngũ dân oan ngày càng đông đảo trên cả nước. Ông Nguyễn Xuân Ngữ, trong ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam cho biết trên thực tế hiện nay chính quyền vẫn tiếp tục thu hồi đất một cách tùy tiện:

Ông Nguyễn Xuân Ngữ : Chúng tôi bây giờ mới chỉ là dự định, đang xin phép để thành lập ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam, còn đang tập trung nhân sự của các nơi người ta gửi đến. Bà con dân oan thì nói chung là nội hàm nhiều thứ lắm, hiện tại chủ yếu chúng tôi đang thu lượm thông tin tham gia của những người dân oan về đất đai là cơ bản.

Dân thì cả miền Bắc lẫn miền Nam, miền Trung, cao nguyên. Bây giờ ở Việt Nam cái việc mà người ta lấy đất thì người ta cũng chả theo cái luật nào. Tôi ở quận 9, ngay sáng hôm nay cũng cưỡng chế hai gia đình, và quận 2 vừa rồi, thì những chỗ mà tôi biết và bà con các tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ, Bình Thuận, Đắc Nông… người ta đến đây trình bày cũng tương tự như ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thôi.

Người ta không có đền bù mà cũng không ra thông báo nó thuộc cái dự án nào, nhưng người ta cứ ra ào cái quyết định cưỡng chế. Rồi lấy một cái quyết định vu vơ nào đó người ta cho vào chẳng hạn. Như ở Thành phố Hồ Chí Minh cứ lấy quyết định 266, nhưng mà dân cũng chả nhìn thấy quyết định 266 đó như thế nào. Nó là trên giấy dày hay giấy mỏng, nó là mấy trang ? Nhưng mà người ta cứ nói thế, để người ta đến cưỡng chế ào ào thôi.

Người ta dùng lực lượng – mặc dù trên sách báo thì cấm lực lượng vũ trang không được tham dự để bảo vệ cho việc lấy đất của dân, nhưng mà hiện nay vẫn dùng lực lượng công an để lấy đất. Tình hình ở Việt Nam có sao thì tôi nói vậy à.

Tôi có thể kể vài trường hợp, thí dụ ở quận 2 vừa rồi lấy nhà đất của anh Hoàng ở ngay ngã tư đường Trần Não và đại lộ Đông Tây. Đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo cho Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết đền bù cho người ta thỏa đáng, nhưng Thành phố không giải quyết.

Ngay mới sáng hôm nay ở chỗ đường Bưng Ông Thoàn phường Phước Long B quận 9, cũng không có quyết định thu hồi đất, không chứng minh được đất này để làm dự án nào, chưa bồi thường. Nhưng người ta cứ lợi dụng con dấu đỏ và một cái chức danh phó chủ tịch. Đáng lẽ Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi mới đúng. Nhưng mà cái ông phó chủ tịch này vốn chỉ là cò đất, ngày trước ông ấy đi giới thiệu mua bán đất cát, mà giờ ông ấy lên chức phó chủ tịch, thì thành phố lại bảo vệ cho ông.

Bây giờ dân oan Việt Nam người ta đang muốn kêu cầu quốc tế chứ còn chính phủ Việt Nam này cũng chả giải quyết được gì. Trên bảo dưới cũng chả nghe. Họ cứ thích lấy là lấy thôi à !

Bà Huỳnh Kim Lương, một người dân oan ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang kể lại hoàn cảnh của mình :

Bà Huỳnh Kim Lương : Tui là Huỳnh Kim Lương, là một trong 14 hộ « « khán đài » của thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, đó là khu thương phế binh chế độ cũ. Tui ở đó hồi năm 1970, tới năm 1972 thì có hợp thức hóa đàng hoàng. Rồi khi mà cách mạng thành công, có kê khai nhà đẩt mẫu A, mẫu B đồng thời đóng thuế hàng năm. Có nghĩa là tui hợp pháp trong cả hai chế độ.

Ngày Chủ nhật 31 năm 1993, cách mạng cộng sản đem lực lượng vũ trang nào là roi điện rồi còng – vũ trang coi như là đầy đủ đó, trang bị đàng hoàng, đi lại đập phá nhà tui. Từ năm 1993 tới bây giờ không có cắc nào hết. Mà chúng tôi đi từ dưới lên trên, tới Trung ương, tới Hà Nội, ra ngoài ấy cũng không có hiệu quả gì hết. Ở đó cho giấy tờ về dưới này, đối với tấm giấy của Trung ương đưa về, người ta coi như chúng tôi vừa lượm ở thùng rác đem ra.

Bây giờ người ta cất kiosque lên để cho thuê, với lại cho những đứa bé chạy xe điện. Vì chỗ đó chúng tôi chưa được đền bù, chúng tôi nói là bất cứ ai lại xây dựng gì ở đó là chúng tôi sẽ vác búa lại đập phá bỏ. Chưa có giải quyết bồi thường thì tức nhiên cái của đó vẫn còn của tôi. Bây giờ cho thuê bỏ đó, làm trung tâm thương mại.

Trải qua mười mấy năm, hồi năm 2012 có Trung ương vào Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết cho tui, nhưng không đi đến đâu hết. Tui xin thưa rõ ràng là đất của tui thì tự Nhà nước ra giá đền bù, cũng như là tự biên tự diễn đó. Cách giải quyết này không phải chúng tôi đòi hỏi mà do ở đó đặt ra là đất của tui 25 triệu một mét vuông vì là khu thương mại. Rồi đất ông chánh quyền Nhà nước này giao cho tui là đất có hai triệu rưỡi một mét vuông thôi. Tức nhiên tiền chênh lệch của tui còn thừa lại 1 tỉ 472 triệu.

Đó là tiền chênh lệch của đất, chớ không có bồi hoàn những thời gian mà tui đi khiếu kiện, hoặc là thời gian tui thất thu, thất nghiệp, còn cái nhà tui hai tầng cũng không nói tới, thì tui không đồng ý. Tui không chịu ký tên trong biên bản. Lúc đó tui đòi ba tỉ rưỡi, mà đó là tui chưa có tính tiền oan sai – nghĩa là bắt tui đem về đồn công an cùm chưn lại, rồi leo lên cây cùm đi trên đó.

Ban đầu tui nghĩ là bước lầm trên đó, nên tui nói ông đi như vậy rồi gãy cái chưn tui thì sao, thì ổng bước lại nữa, cũng đi trên cây cùm đó nữa. Ổng bước đi bước lại năm sáu lần, cái chưn tui lở, chảy máu ra hết. Tui mới bắt đầu tui nói là mấy ông lưu manh chớ hông phải là công an. Làm cái gì vậy ? Tui tội gì mà mấy ông bắt vô đây cùm, trói tui rồi lại đi lên cây cùm như vậy ?

Tới bây giờ không có đồng xu nào hết, còn mấy ổng tự biên tự diễn, có nghĩa là lấy của người ta rồi tự đặt ra cái giá đền bù.

Theo bà Huỳnh Kim Lương, chính quyền không thể dùng quyền lực bắt dân phải chịu thiệt thòi. Bà cho biết cảnh sống vất vưởng, bị sách nhiễu đủ điều của những người dân mất đất đi khiếu kiện:

Bà Huỳnh Kim Lương : Năm 2012 các ông ấy biểu dân phải hy sinh để Nhà nước chỉnh trang đô thị. Tui nói, ông nói chuyện nghe buồn cười quá ! Dân miền Nam chúng tôi còn gì để hy sinh cho mấy ông nữa ? Chúng tôi đã hy sinh rồi, hy sinh hồi lúc mấy ông còn ở trong rừng đó. Mấy ông mau quên là chúng tôi đã đem lương thực cho mấy ông ăn, tại vì hồi đó hổng ai ngờ đến cái ngày hôm nay. Nếu mấy ông mà không có dân miền Nam ông có vào thành phố được hay không ?

Hồi mấy ông vào thành phố, mấy ông có cái gì ? Có cái ba lô với đôi dép, mà dân chúng tôi có tất cả. Còn bây giờ mấy ông có xe hơi nhà lầu, thì dân chúng tôi trái lại, ăn bụi nằm bờ, nhịn đói nhịn khát, mưa thì dầm mưa, nắng thì dang nắng, để đi đòi hai chữ « công lý ». Mà tui đòi đến bữa nay vẫn chưa được. Bây giờ dân miền Nam tui còn có cái mạng với hai bàn tay trắng, mấy ông muốn thì lấy mạng luôn đi.

Quá bức xúc rồi cô ! Tui nói thiệt, không còn có lời lẽ gì chúng tôi không nói. Mới hồi bữa công bố nhân quyền 10/12/2013, như thường lệ, chúng tôi từ chùa Liên Trì đi – có cái chùa này ông thầy kiên cường, can đảm mới dám cho chúng tôi tá túc. Vì đi thuê phòng trọ tồi tàn, có vài chỗ để nằm ngủ dưới ván, trên gạch thôi, thì cũng lại rình rập ở nhà người ta. Rồi kêu chủ nhà ra nói không được chứa chúng tôi. Nếu chứa, ban đêm xảy ra trộm cướp, hoạt động chánh trị là chủ nhà chịu trách nhiệm.

Vì lý do đó mà chủ nhà không cho chúng tôi thuê nữa. Chúng tôi chịu không nổi mới ra ngoài vệ đường ngủ ở đó. Thì có một đêm đó, chở một xe tải đá rải đường, biểu chúng tôi phải dang chỗ khác để mấy ổng đổ đá tại đó.

Tui nói, đây dài lại đằng kia trống trơn như vậy mà ông không đổ được chỗ nào sao, mà lại ngay chỗ chúng tôi căng lều để đổ đá ? Bây giờ nếu tui chạy thì ông cứ bắn bỏ, tui ngồi đây nè, để ông chôn sống. Tại vì tui biết mấy ông ác, nhưng mà tui chưa thấy. Tui muốn thấy cái ác này nè. Cứ đổ đá đi, tui ngồi đây, nhưng mà sau đó phải xây cái tháp lên đây nói y cái hoàn cảnh tui chết tại đây.

Chúng tôi thức sáng đêm – làm sao ngủ được, phải đi chỗ khác. Mà đi hai ba chỗ là lại bị rượt theo, rượt hoài sáng đêm. Chỉ có ông thầy Thích Không Tánh của chùa Liên Trì ở quận 2, ông này kiên cường, rất là thương dân chúng tôi, nên đem về tá túc bảy năm mấy nay. Bây giờ tui vẫn ở chùa. Sáng thì tui đi qua bển, chiều tui trở về bên chùa ngủ.

Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì xác nhận nhà chùa thường mở cửa đón nhận những người dân oan không nơi tá túc :

Thầy Thích Không Tánh : Mấy năm nay cũng có một số bà con khiếu kiện nhà cửa đất đai bị mất, họ qua xin ở tạm tại chùa. Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, quận 2 Sài Gòn. Có khi năm bảy người, có khi mươi người, rồi có lúc bà con người ta tụ đông thì cũng có đến hai ba chục người họ lên ở, rồi đi qua bên Sài Gòn khiếu kiện. Đôi khi bị công an bắt, rồi chở đem về trả dưới quê, ở các tỉnh. Sau đó quý bà con người ta lại lên lại. Cứ lâu lâu người ta tụ lại để khiếu kiện.

Nhưng ngay cả chùa Liên Trì cũng đang chịu áp lực phải giải tỏa. Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết :

Thầy Thích Không Tánh : Nhà nước nhiều lần đến đề nghị mình nên di dời chùa. Họ muốn biến khu Thủ Thiêm này thành một khu đô thị mới gì đó, coi như họ giải tỏa trắng hết luôn. Sau đó chúng tôi cũng có gởi cái đơn lên chính phủ xin bằng cách nào đó sau này đồng bào người ta cũng sẽ về ở khu quận 2 Thủ Thiêm. Thành thử xin yêu cầu cũng để cho một ngôi chùa, một ngôi nhà thờ cũng như một ngôi đình, để sau này bà con ở khu đô thị đó có một cơ sở tôn giáo, tâm linh, có nơi quy ngưỡng.

Chớ bây giờ nếu mà giải tỏa đi trắng hết thì sau này ở khu đó không còn một cơ sở tôn giáo nào hết cả. Thành ra chúng tôi có gởi đơn lên chính phủ nhưng rồi không biết thế nào. Nhưng ủy ban giải tỏa mặt bằng với chính quyền quận 2 họ cứ xuống o ép nhà chùa nên di dời.

Có thể lý giải như thế nào trước hiện tượng tái cưỡng chế đất đai ở nhiều nơi ? Nguyên nhân có thể là do chủ đầu tư nợ ngân hàng nên phải triển khai dự án sớm, có hàng hóa bán để trả nợ. Hoặc chủ đầu tư được ngân hàng rót thêm vốn, nên phải xây dựng sớm. Cũng có thể là do sợ bị thu hồi dự án, hay đón đầu xu hướng bất động sản tạm phục hồi nên tìm mọi cách lấy đất để sang nhượng. Bên cạnh đó, các nhóm lợi ích trong đó có các quan chức cũng được chia phần trong dự án, hối thúc chủ đầu tư triển khai nhanh để có được đẩt « sạch ».

« Lợi ích nhóm », đó cũng là nghi vấn mà ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Lửa Việt, đã đặt ra với tư cách là một người dân Bình Thuận, trước việc công ty Rạng Đông sau khi mua lại sân gôn Phan Thiết đã xin chuyển đổi thành khu đô thị. Tuy người dân địa phương phản đối, đề nghị chuyển thành công viên, nhưng chính quyền tỉnh Bình Thuận lại nhanh chóng chấp thuận.

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Thật ra cái sân gôn này đã qua nhiều đời chủ rồi, người chủ đầu tiên là tỉ phú Mỹ Harry. Từ năm 1994 ông đã thấy được cái tầm phát triển của Bình Thuận cho nên ông xin làm dự án sân gôn, và tới năm 1997 du lịch Bình Thuận bắt đầu phát triển thì sân gôn đi vào hoạt động. Sân gôn này nằm ven biển, ngay trong nội thị, rộng tới 62 hecta.

Mục đích ban đầu theo tôi biết dự kiến định làm sân bóng đá và một số cơ sở thể thao ngoài trời, cho nên tỉnh chủ trương giãn dân ra để xây dựng. Nhưng vì ông tỉ phú Harry đề nghị như vậy, tỉnh lúc đó đang là tỉnh nghèo nên đồng ý cho dự án. Sau đó qua hai ba đời chủ khác nhau, sân gôn vẫn hoạt động bình thường.

Chỉ từ khi tập đoàn Rạng Đông, một công ty địa ốc tư nhân của Việt Nam mua lại vào tháng 11/2013, thì lập tức một tháng sau xin đổi công năng, biến sân gôn thành dự án dân cư. Bởi vì ở đây có thể nói là một địa chỉ cực tốt, một khu đất vàng, nằm ở cửa ngõ trung tâm đô thị và giáp biển.

Sẽ không có gì đáng nói nếu hồi xưa đã là dự án đất đai. Nhưng rất nhiều cán bộ lão thành, đặc biệt là cựu chiến binh và người dân Bình Thuận họ phản đối quyết liệt. Bởi vì thứ nhất, sân gôn dù không phải là công trình phúc lợi, nhưng đó là một mảng xanh, tạo một nét đẹp và như là lá phổi của thành phố.

Người dân phản đối vì cho rằng nếu sân gôn không làm ăn hiệu quả thì nên biến nó thành công viên. Không thể vì lợi ích trước mắt mà vội vàng. Người ta đặt rất nhiều nghi vấn : vừa mua từ một đối tác khác, chỉ trong một tháng sau là xin chuyển đổi công năng ngay. Và mặc dù chưa cụ thể nhưng họ đã buộc những thành viên chơi gôn ở đó phải chuẩn bị đi chỗ khác.

Một điều nữa là họ xin đổi chức năng thì lập tức ủy ban tỉnh có các văn bản vận động hành lang đề nghị đồng ý chủ trương này. Người dân có quyền đặt dấu hỏi về sự tích cực khác thường của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Hầu hết cán bộ hưu trí và lão thành đều phản đối, chỉ có những người đương chức là ủng hộ. Thì người ta đặt nghi vấn, phải chăng đằng sau sự tích cực ủng hộ đó có vấn đề gì về « lợi ích nhóm » ?

Với sự hỗ trợ của các quan chức địa phương, những nhóm lợi ích đất đai tỏ ra vô cảm trước nỗi khổ của những người dân mất đất. Họ tùy tiện ấn định giá bồi thường, huy động lực lượng an ninh thậm chí đôi khi cả côn đồ để trấn áp. Bà Huỳnh Kim Lương kể lại việc dân oan bị đối xử thô bạo và những bức xúc của bà :

Bà Huỳnh Kim Lương : Bữa 10/12/2013, nó chận khúc vắng của đường Lương Định Của, vô trong chùa kiếm tui vì bên này không biết mặt tui. Tui nói ông hổng có quyền mời tui đi đâu hết, tui không đi ! Ông mặc đồ xi-vin, tui mặc đồ xi-vin thì ông hổng có cái chức năng để ông mời tui. Tui hổng biết mấy ông là cái thứ gì, tui không theo. Tui không muốn quấy động ở trong chùa, bây giờ tui mời ông ra, tui sẽ ra theo.

Ra đó thì có một công an chở tui đi lên trên chỗ cái khúc vắng đó, lùa tui lên xe, có bà con An Giang trên đó với hai người Tiền Giang. Nó chở về, bấm huyệt tui tới bây giờ tui còn xụi cái tay nè. Tui mới tức quá, không dằn được cô – chứ tui biết là mình nói vậy hổng biết cái gì sẽ xảy ra cho mình. Tui la lớn : « Hoan hô Nguyễn Văn Thiệu ! » ba tiếng. « Nguyễn Văn Thiệu muôn năm ! », ba tiếng.

Nguyễn Văn Thiệu đã xa cái đất nước Việt Nam rồi, bây giờ không còn nữa, mà không nói riêng tui, nhưng câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu lúc nào cũng thấm sâu vào xương thịt và tâm não của người miền Nam Việt Nam, là « Không có gì quý hơn độc lập tự do » - xin lỗi, của ông Bác Hồ. Ông Thiệu ổng nói là : « Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm ». Tui lặp đi lặp lại vậy.

Còn tội nghiệp Bác Hồ quá. Bác Hồ nói có một câu, mà chính mấy thằng bây đã nhận chìm câu của Bác Hồ dưới đáy đại dương : « Không có gì quý hơn độc lập tự do ». Độc lập tự do mà như vầy đây hả trời ? Độc lập tự do mà tui không nhà không cửa ở, sống lang thang đầu đường xó chợ như kẻ ăn mày. Độc lập tự do mà như thế này sao ?

Làm thế nào hạn chế được nạn cưỡng chế đất tràn lan, xoa dịu bớt sự phẫn nộ của người dân hiện nay ? Thiết nghĩ trong Luật Đất đai và Hiến pháp sửa đổi, cần phải quy định rõ đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Không thể « sở hữu toàn dân » chung chung mà trên thực tế chỉ có một nhóm người có quyền định đoạt mọi thứ. Không được thu hồi đất của dân cho các dự án kinh tế, còn các dự án công ích thì phải bồi thường thỏa đáng theo giá thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần thanh tra các vụ cưỡng chế đất trái phép, đem lại công bằng cho người dân.

Nhưng trong thời điểm hiện nay, những cải cách mạnh dạn trên khó có khả năng xảy ra. Và như thế làn sóng thu hồi và cưỡng chế đất có thể lan rộng. Phản ứng của người dân cũng sẽ mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể khiến xảy ra bạo động cục bộ, làm tiền đề cho những người « nông dân nổi dậy » một khi họ không còn gì để mất.

Cho dù những người dân oan vạ vật trước các cơ quan công quyền lâu lâu lại bị cưỡng bức đưa về quê để tránh những hình ảnh không đẹp trước mắt quốc tế, nhưng việc « bắt cóc bỏ dĩa » này tất nhiên không phải là giải pháp căn cơ. Chúng ta hãy nghe tiếp tâm sự của bà Huỳnh Kim Lương :

Bà Huỳnh Kim Lương : Hiện giờ là đem chúng tôi đi giấu ! Tui ngồi trước cửa văn phòng Thanh tra Chánh phủ 210 Võ Thị Sáu, tui ngồi đó mười sáu, mười bảy năm rồi. Sáng lại đó ngồi, mưa thì dầm mưa, che cây dù lên ngồi chịu trận ở đó, nắng thì dang nắng. Bây giờ đuổi đi – ém mà, ém dân không cho quốc tế thấy, không cho trong nước, ngoài nước thấy. Đem ém chúng tôi.

Thì tui lại Tòa đại sứ Mỹ tui la. Bữa nào tui cũng lại Tòa đại sứ tui la một hồi tui đi, hễ tui thấy nó giàn giá muốn ăn thịt tụi tui thì tui đi.

Cô coi đó, sống cái thời buổi này một người dân như con chó vậy. Còn những lần cô biết hông, nó hô cưỡng chế một cái là nó khiêng tụi tui thảy chất đống trên xe. Què giò sứt càng gãy gọng gì thây kệ, nó liệng thí lên xe ! Người Việt Nam mà tàn ác như vậy đó.

Làm như vậy có nghĩa là người ta có cơ hội để so sánh hai chế độ. Tại sao chúng tôi hồi đó ở cái chế độ trước thì no cơm ấm áo trong mái gia đình, còn bây giờ người Việt Nam cai trị người Việt Nam mà chúng tôi không nhà không cửa, sống lang thang đầu đường xó chợ ?

Tui bây giờ nói thiệt với cô, tui không còn sợ cái gì nữa hết. Còn cái mạng bất quá là họ ăn thịt luôn cũng được nữa. Quá mức rồi cô ơi ! Bây giờ chúng tôi – chứ không phải riêng tôi, rất mong có bàn tay nhiệm mầu của người thứ ba cứu vớt chúng tôi thoát khỏi cái chế độ này.

Chớ quá khổ rồi cô ơi, hổng còn non nước nào để nói. Bây giờ chúng tôi lại Tòa đại sứ yêu cầu Obama cứu lấy dân oan của Việt Nam chúng tôi. Lại đó la một hồi, hễ có gì là chúng tôi tản ra. Bây giờ ngày nào cũng lại đó la hết trơn !

Thôi, tui thay mặt bà con dân oan ở Việt Nam này gởi lời rất là cảm kích đối với những Việt kiều ở miền nào đó xa xôi tui hổng biết, đã gởi về một lời nói làm ấm áp chúng tôi. Khuyến khích cho chúng tôi vượt lên, vươn lên, và dù còn hơi thở cuối cùng, chúng tôi cũng phải tiến tới, không bao giờ lùi ! Xin cám ơn Đài.

RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ; ông Nguyễn Xuân Ngữ, Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan ở Sài Gòn; bà Huỳnh Kim Lương, dân oan ở Long Xuyên và ông Nguyễn Văn Mỹ, một công dân Bình Thuận, đã vui lòng tham gia tạp chí cộng đồng hôm nay của chúng tôi.

NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN 

http://machsong.org - Để yểm trợ cho cuộc tổng vận động của nhiều trăm người Mỹ gốc Việt vào tuần tới, hôm nay Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos thông báo buổi điều trần về “Đàn Áp Tôn Giáo và Các Dân Tộc Bản Địa Ở Việt Nam” bắt đầu lúc 2 giờ chiều ngày 26 tháng 3.
Được mời tham gia buổi điều trần là LM Phan Văn Lợi và Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài).
“Hai vị chức sắc tôn giáo này sẽ điều trần bằng video. Chúng tôi đã thu video trước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết. “Bản điều trần đã được nộp cho Uỷ Hội ngày hôm nay.”
BPSOS, tổ chức toàn quốc có hoạt động trải rộng ở Hoa Kỳ và ở ngoại quốc, nhận trách nhiệm phối hợp toàn quốc cuộc tổng vận động sắp đến.
Cùng điều trần với LM Lợi và CTS Bạch Phụng còn có cô Yunie Hong đ ại di ện cho đồng b ào Hmong đang bị đàn áp nặng nề ở Việt Nam và Ông Rong Nay đại diện đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng đang bị ngược đãi không kém.
Tương tự buổi điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua về tù nhân lương tâm trên thế giới với sự tham gia của Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, mọi người quan tâm đều có thể theo dõi trực tiếp buổi điều trần sắp đến qua internet. Ban tổ chức sẽ công bố đường link internet trong nay mai.
Thông báo về buổi điều trần ngày 26 tháng 3:  
Thêm dự luật nhân quyền để vận động
Tuần trước, DB Ed Royce đưa vào Hạ Viện dự luật “Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam”, HR 4254, vừa đúng lúc cho cuộc tổng vận động ở Quốc Hội.
Dự luật này đã được DB Cao Quang Ánh đưa vào Hạ Viện năm 2010 (HR 6433) và liền sau đó được TNS Sam Brownback đưa vào Thượng Viện cũng năm 2010 (S. 3974). Dự luật này đã không được đưa ra biểu quyết trước khi Quốc Hội Khoá 111 bãi khoá.
Năm 2012, bắt đầu Quốc Hội Khoá 112 DB Ed Royce lại đưa chính dự luật của cựu DB Cao Quang Ánh vào lại Hạ Viện (HR 156) trong khi TNS John Cornyn đưa nó vào Thượng Viện (S. 1051). Nhưng rồi dự luật cũng không được biểu quyết.
Năm ngoái, đầu Quốc Hội Khoá 113, TNS John Cornyn lại đưa dự luật này vào Thượng Viện l ần nữa (S. 929).
“Bây giờ chúng ta có hai dự luật nhân quyền liên quan đến Việt Nam để cùng vận động trong hai ngày 26 và 27 tới đây,” Ts. Thắng nói.
Đẩy lùi TPP
DB Frank Wolf sẽ khởi xướng văn thư gởi Tổng Thống Obama để yêu cầu Hành Pháp Hoa Kỳ đòi hỏi chính quyền Việt Nam thoả mãn ba điều kiện nhân quyền tiên quyết trước khi được tham gia Thương Ước Mậu Dịch “Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership hay TPP): trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, chính thức công nhận quyền tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập, và chấm dứt việc đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải “đăng ký” hoạt động hay sinh hoạt tôn giáo.
Nhân thể hàng trăm buổi họp với dân biểu Hạ Viện hoặc nhân viên lập pháp của họ trong hai ngày 26 và 27, các phái đoàn vận động đến từ nhiều thành phố sẽ kêu gọi họ cùng ký tên vào văn thư này trước khi gửi đi.
Theo Ts. Thắng nhận định, triển vọng đẩy lùi TPP cho Việt Nam có nhiều triển vọng thành công vì hiện nay số dân biểu Hạ Viện không ủng hộ đã vượt quá đa số.
“Mục đích của cuộc vận động là giữ lại những lá phiếu đã có và tranh thủ thêm những lá phiếu mới,” Ts. Thắng giải thích.
Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam
Một sinh hoạt mới so với những năm trước là Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam với sự tham gia của các nhà tranh đấu ở trong nước, các nhà vận động ở hải ngoại, các chuyên gia quốc tế về nhân quyền và dân chủ, cũng như một số vị dân biểu Hoa Kỳ. Hội nghị được tổ chức ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ với 8 vị dân biểu và thượng nghị sĩ đứng tên đồng chủ tịch danh dự.
Mục đích của hội nghị là để trao đổi kinh nghiệm đấu tranh dân chủ và nhân quyền giữa những người Việt ở trong và ngoài nước với các nhà chuyên môn về phong trào dân chủ ở các quốc gia khác, tạo môi trường để người trong nước trải nghiệm sinh hoạt dân chủ ở ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ, và mọi người cùng nhau đề ra những mục tiêu ưu tiên và phương án hành động chung cho giai đoạn đấu tranh kế tiếp.
Mọi người ở Việt Nam và trên thế giới đều có thể tham dự hội nghị này qua phương tiện trực tuyến. Hiện nay đã có 3 đường link được mở ra cho mọi người theo dõi 6 buổi hội luận mà chủ đề và tham luận đoàn sẽ được thông báo vào cuối tuần này.
 “Đây là cách để tăng sự bảo vệ cho những người ở trong nước khi tham dự hội nghị này,” Ts. Thắng giiả thích.
Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam sẽ được tổ chức hàng năm.
Theo Ts. Thắng, ban tổ chức thử nghiệm mô hình này với hy vọng nhiều tổ chức khác cũng sẽ thực hiện tương tự từ nay trở đi.
Số người ghi danh tham gia tiếp tục tăng
Tính đến nay số người ghi danh trực tuyến đã vượt quá 350. Số người tham gia nhưng không ghi danh trực tuyến vì không quen sử dụng internet khoảng 300 người. Các con số này không bao gồm những đồng hương ở trong vùng thủ đô Hoa Kỳ có thể sẽ quyết định tham gia vào phút chót.
Theo ban tổ chức cho biết, chỉ riêng trong tuần qua, hơn trăm người mới đã ghi danh. Ban tổ chức tin rằng sẽ đạt  con số 800 người tham gia trong 2 ngày 26 và 27 tháng 3 tới đây.
Để ghi danh trực tuyến, xin vào trang mạng: http://tiny.cc/VNAD14
Để ghi danh qua điện thoại, xin liên lạc cô Kim Cúc: 703-538-2190
Truyền thông và truyền thông xã hội
Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm nay sẽ được tường thuật cặn kẽ bởi giới truyền thông Việt ngữ với sự tham dự của 25 phóng viên thuộc 3 đài truyền hình, 5 đài phát thanh, 5 tờ báo, và tối thiểu 3 diễn đàn paltalk.
Đồng thời, để giúp đồng hương ở xa và đồng bào trong nước liên tục theo dõi các diễn tiến của toàn bộ Ngày Vận Động Cho Việt Nam, kể cả hai bữa c ơm chiều ngày 25 tháng 3 và 27 tháng 3, ban tổ chức huy động các phương tiện truyền thông xã hội sau đây:
3 kênh truyền hình trực tuyến đã được thiết lập trên chương trình JustinTV.

Monday, March 17, 2014

Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm 14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam, số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.

Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.

Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”

Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.

Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

Saturday, March 8, 2014

THI SĨ DU TỬ LÊ VIẾT VỀ PHẠM TRẦN ANH








dutule.com (ngày 7 tháng 3 – 2014):

Phạm Trần Anh và, tác phẩm “Đoạn trường bất khuất”.
(03/07/2014 03:06 PM)
Khách Thăm Viếng
529,971
 

Top of Form

Phạm Trần Anh là một tên tuổi nổi bật trong rất nhiều lãnh vực. Từ lãnh vực sinh hoạt chính trị qua tới lãnh vực  thơ, văn, báo chí; khởi đi từ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, ra tới hải ngoại.



 



Nhiều bút mực đã đổ ra vì con người đặc biệt này. Nhiều nhân vật tên tuổi từ giới lãnh đạo tinh thần tới văn nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước, đã viết về ông với tất cả cảm phục và, trân trọng.



 



Cụ thể như cảm nghĩ của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo, qua bài viết giới thiệu tác phẩm mới nhất của họ Trần, “Đoạn trường bất khuất”, đã ghi nhận như sau: “Ông Phạm Trần Anh là một người anh em kết nghĩa của tôi, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh và đã dấn thân tranh đấu cho dân chủ ngay thời còn sinh viên… Anh có một tấm lòng rộng rãi tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Anh có trình độ nhận thức cao, có đầy đủ chí khí và tinh thần nhiệt huyết, phong cách bình dị, sống gần gũi với anh em, rất thông cảm với anh em bạn tù đặc biệt là những người nghèo khổ, bệnh hoạn và anh em đồng bào thiểu số. Anh thường lui tới an ủi tâm sự với những anh em có trình độ thấp hoặc khốn khó, bơ vơ trong tù. Anh từng leo rào vào ăn uống với anh em bị bệnh lao trong trại tù Xuân Lộc mà không sợ bị lây nhiễm hoặc bị cùm còng kỷ luật của công an CS (…)



 



“…Trải qua nhiều năm dài trại tù khổ sai của chế độ Cộng sản. Trải qua nhiều năm dài chung sống trong tù, anh luôn giữ trọn khí tiết và tình nghĩa, tôi vô cùng trân trọng mặc dù trong thời gian tù tội anh cũng gặp những nghịch cảnh đau thương như bao nhiêu người tù khác khi người vợ thân yêu của mình vì thời gian xa cách và hoàn cảnh cuộc sống đã quyết định chia tay…”  



 



Tiểu sử của người tù bất khuất Phạm Trần Anh cho biết, ông bị chính quyền CS bắt giữ ngày 3 tháng 7 năm 1977 và bị tuyên án tù chung thân vì tội danh “Hoạt động  lật đổ chính quyền”. Hơn 20 năm sau, nhờ sự can thiệp tích cực của Hội Ân Xá Quốc Tế, họ Phạm được trả tự do ngày 3 tháng 8 năm 1997. Nhưng, căn cứ theo bài viết của Thượng tọa Thích Thiện Minh, mở vào tác phẩm “Đoạn trường bất khuất” thì, ngay sau khi ra khỏi tù, họ Phạm vẫn “…nhẫn nại, âm thầm tiếp xúc với quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo và các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ trong nước để vận động thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, đồng thời dành hết tâm sức để hoàn thành công trình lớn tìm về “Cội nguồn dân tộc”, một đóng góp to lớn cho dân tộc Việt. Công trình nghiên cứu vô giá của anh rất đáng khâm phục, thật xứng đáng là con dân nước Việt, con cháu của dòng giống Rồng Tiên. Tôi nghĩ tới câu nói của người xưa thật là đúng với con người nặng lòng với đất nước này: ‘ Đi một mình không thẹn với bóng, ngủ một mình không thẹn với chăn vì đã giữ vẹn một tinh thần cao đẹp tinh khiết…!” (Trích ĐTBK trang 3 và 5)



 



Cũng vậy, khi viết về tác giả “Đoạn Trường Bất Khuất” nhà thơ Phổ Đức ghi: “…Sau khi đi tù về anh dành hết thời gian còn lại để hoàn thành công trình biên khảo lịch sử tìm về cội nguồn Việt Tộc: Việt Nam, Đất Nước và Con Người gồm: “1- Nguồn gốc Việt tộc (1999). 2- Việt Nam thời Lập quốc (2000). 3- Việt Nam thời Vong quốc. 4- Việt Nam thời Độc lập (2002). 5- Quốc Tổ Hùng Vương (2003). 6- Huyền tích Việt. 7- Sử thi đại Việt Nam (2005). 8- Việt Nam thời Ý hệ (đang biên soạn).  Ngoài công trình nghiên cứu tìm về nguồn cội dân tộc, Anh còn góp mặt trong các Tuyển tập Duyên Thơ (1999), Hương Tình yêu (2000), Tiếng thơ (2001), Về nguồn (2002), Tri kỷ hành (2003), Dáng thơ (2004), Hương quê (2005).



 



“Chúng tôi gặp lại nhau sau 28 năm xa cách, hai anh em ngồi nhắc nhớ những kỷ niệm một thời ở câu lạc bộ Phấn Thông Vàng, nhớ tới anh em thân hữu, bạn bè kẻ còn người mất!!! Một nỗi buồn lắng đọng tâm tư, cả hai không hẹn mà cùng buông tiếng thở dài…Tôi chợt nhớ tới cái anh chàng lãng tử dạo nào ở Saigon với cuộc sống lãng du dễ thương làm thơ hay ra phết và cô bé Trinh ngày đó, mỗi lần lên hát cũng lại bổn cũ soạn lại: ‘Con đường xưa em đi, người ta mắc dây chì thế là em hết đi…’ giờ này chắc cũng làm bà ngoại bà nội rồi còn gì…!?...” (Trích ĐTBK, trang 25, 26).



 



Trên đây, chỉ là vài trích đoạn từ tác phẩm “Đoạn Trường Bất Khuất” của Phạm Trần Anh. Tôi nghĩ,  muốn tiếp cận, hiểu thêm về con người đặc biệt này, không gì hơn là đọc tác phẩm của ông.



 



Cần liên lạc với tác giả, xin gọi (714) 332-9243,



 hoặc Email: dienhongthoidai@gmail.com