Wednesday, November 30, 2016




VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
LỬA THIÊNG SOI TOÀN THẾ GIỚI…
VIỆT NAM TA NGUYỀN TRANH ĐẤU CHO ĐỜI…


TỰ TÌNH DÂN TỘC

    Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của Bố Lạc Mẹ Âu mở đầu thời kỳ lập quốc của dòng giống Việt.

    Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn, là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất dựa trên sự thật lịch sử được hư cấu như một huyền tích trong đó đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. 

    Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre một nhà Việt Nam Học đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ Văn Miếu: “Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân”.

    Đối với người Việt, việc thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày “sinh nhật” của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt Đạo” thể hiện đạo lý làm người Việt Nam. Linh mục Cadière một Thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên: “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ.”.

    Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”. Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành… Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”.  Đây chính là điểm đặc thù độc đáo thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ Việt Nam. Trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tâm linh của người Việt cổ. 

    Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là cái gì thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc. Thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con...” và “Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”.

    Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm, thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam. 

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay với gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch chủ nghĩa vô thần, Hán hóa dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “Chính Sử” của đế quốc “Đại Hán”. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của gần một ngàn năm nô dịch văn hóa khiến nhiều người chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị vùi lấp hàng nghìn năm bởi lớp bụi của thời gian cũng như bị sửa đổi, bóp méo, xuyên tạc bởi sức mạnh của Hán tộc thống trị.

    Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trước đây, nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của Hy Lạp La Mã, để rồi phải xác nhận nền văn minh đó đến từ nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt. 

    Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung Quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại phần đất Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. 

    Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành “Cái gọi là văn minh Trung Quốc”. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy...”.  

     “Vạn thế sư biểu, Người Thầy muôn đời” của Hán tộc là Khổng Tử đã phải ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ứng xử như vậy… Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành động như thế!” 

    Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa... Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn miệt thị Việt tộc là man di, các Thứ Sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. 

     Chính vì vậy, “Vạn Thế Sư Biểu” của Hán tộc là Khổng Tử đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi tinh hoa của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những tôn ti trật tự, những giá trị đạo lý để giáo hóa Hán tộc du mục. Tất cả năm bộ Kinh Điển, “Ngũ Kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, chép lại của tiền nhân chứ không phải do Khổng Tử sáng tác. 

     Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút... tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính Hán Hiến Đế, vị vua cuối cùng của triều Hán đã phải thừa nhận như sau: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất”.

     Bước sang thế kỷ XX, dân tộc Việt chưa tháo gỡ được cái ách thống trị của thực dân Pháp thì chủ nghĩa Cộng Sản đã tràn vào Việt Nam đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng. Cộng Sản Việt Nam đã núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, tạo cơ hội cho tư bản nhân danh thế giới tự do nhảy vào can thiệp, ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống Đông Nam Á. Hậu quả là hàng triệu người đã phải hi sinh oan uổng cho một cuộc chiến vô nghĩa để rồi gần chín mươi triệu đồng bào đang phải sống dở chết dở dưới chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân của tập đoàn Việt gian Cộng sản, những tên “Thái Thú xác Việt hồn Tàu” bất nhân hại dân bán nước. 

     Với chủ trương nô dịch của cộng sản, biết bao thế hệ Việt Nam bị nhồi nhét nền văn hóa Mác-Lê phi nhân tàn bạo mà hậu qủa là tạo ra những cỗ máy vô hồn, những con người vô cảm lạnh lùng mất gốc, công cụ phục vụ cho chế độ. Trong khi đó, hơn 4 triệu đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng sản trên khắp thế giới nên thế hệ con em chúng ta ở hải ngoại phần nào bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mang tính thực dụng, quên đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt chan chứa tình người. Chính vì vậy, vấn đề hết sức khẩn thiết là làm sao phải phục hoạt văn hóa Việt, phục hưng minh triết Việt để tẩy rửa mọi ý hệ ngoại lai, mọi ý đồ truyền bá văn hóa “Trung Quốc” đang được “những tên Thái thú mới,” “xác Việt hồn Tàu” đang thi hành mệnh lệnh của quan thầy Trung Cộng ra sức tuyên truyền nhồi sọ, Hán hóa dân tộc Việt. 

     Hơn lúc nào hết, tìm hiểu về huyền thoại Rồng Tiên, khởi nguyên dân tộc Việt Nam thời Lập Quốc với Quốc Tổ Hùng Vương là một yêu cầu lịch sử hết sức cần thiết. Trong ý hướng đó, chúng tôi cố gắng tóm gọn lịch sử Việt từ thời lập quốc cho đến ngày nay trong tác phẩm “Việt Nam Nước Tôi” để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ tường tận lịch sử Việt Nam. 

     Một khi thế hệ con em chúng ta hiểu rõ về bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt, về đời sống văn hoá tâm linh Việt, về những lễ tết, hội hè đình đám của dân tộc Việt thì thế hệ con em chúng ta sẽ thấy rõ hơn giá trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống nhân bản Việt. Con em chúng ta có quyền tự hào là “Con Rồng Cháu Tiên” của một dân tộc có lịch sử lâu đời như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã tuyên xưng: “Chỉ nước Đại Việt ta từ trước, mới có nền văn hiến ngàn năm”. 

    Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam. Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

     Chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam thuộc một đại chủng lớn của nhân loại để ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta, nhất là thế hệ trẻ trong nước và Hải ngoại để vươn lên làm một cuộc cách mạng Đại Việt Nam: “Cách Mạng Hóa - Hiện Đại Hóa Việt Nam”. Điều kiện khách quan của lịch sử đã tạo cho dân tộc chúng ta một thế hệ trẻ có đầy đủ tri thức thời đại để hoàn thành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt, đưa đất nước chúng ta bước lên sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.


Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn                                                                                                             Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt                                                                                                        
Việt Nam Muôn Năm

Mùa Giỗ Tổ 4.893 Việt Lịch (2014 DL)


PHẠM TRẦN ANH

Tuesday, November 29, 2016

Tuấn Khanh "Thế Kỷ Ánh Sáng"

Thế kỷ ánh sáng


Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất là vào những năm 80 và 90, tôi luôn ấn tượng về phong trào sinh viên Nam Hàn xuống đường biểu tình đòi thống nhất, ủng hộ Bắc Hàn. Truyền hình đưa tin sinh viên đụng độ với cảnh sát, lập chiến lũy, bị truy bắt… là những câu chuyện khiến tôi háo hức tìm đọc rất nhiều thứ về đất nước bị chia cắt đó. Lý do tôi muốn biết, vì Đại Hàn cũng tương tự với một Việt Nam trong lịch sử.
May mắn thay, tôi lại có cơ hội bạn bè với nhiều sinh viên Nam Hàn. Trong đó có một nam sinh viên là Oh và một nữ sinh viên là Kim. Những người này hay ngạc nhiên hỏi tôi là vì sao cứ hỏi những chuyện không ai hỏi, và họ bày tỏ cũng rất chân thành suy nghĩ của mình.
Oh từng xuống đường biểu tình nhiều lần, và bị cảnh sát Nam Hàn đánh tơi tả. Anh nói là anh xuống đường không vì chính trị mà vì bạn bè mình đã đi, mình cũng phải đi. Và bị đánh thì phải đánh trả. Còn Kim thì ngồi suốt với tôi và anh Đỗ Trung Quân ở một quán nhỏ ở Binh Thạnh, nói về lý tưởng. Kim nói cô thần tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, tức ông nội và cha của Kim Chính Ân, lãnh tụ Bắc Hàn hiện nay. Cô sinh viên Nam Hàn này xuống đường biểu tình, đòi thống nhất với Bắc Hàn, chống chính quyền Nam Hàn đến mức bị truy tìm, phải bỏ trốn ra nước ngoài, rồi cô đến Việt Nam vì cô nghĩ rằng Việt Nam gần và thân thuộc với Bắc Hàn.
Tôi còn nhớ mình và anh Đỗ Trung Quân im lặng nghe cô Kim ngợi ca về chủ nghĩa Cộng sản. Anh Quân cố hỏi vài câu thăm dò rồi sau đó, cả hai thoái thác không gặp lại Kim nữa. Khác với cô sinh viên Nam Hàn ấy, trong muôn vàn ảo tưởng của đời người, tin vào chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn là điều chúng tôi đã may mắn, sớm bước qua từ tuổi 20.
Nhiều năm sau, tôi có gặp lại Oh, và cũng nghe nói về cô Kim ấy. Họ vẫn ở Việt Nam vì đã có cơ sở làm ăn và quen cuộc sống ở đây. Nhưng không ai muốn nhắc về những gì của tuổi trẻ của họ khi còn ở trong đất nước. Oh thì cười xòa, nói “thôi thôi”. Còn cô Kim thì không còn nói gì về Bắc Hàn hay thống nhất nữa. Thời đại mới với truyền thông tự do khắp nơi, đủ để lan truyền về  một Bắc Hàn thật sự ra sao. Và giờ đây, tôi cũng không còn thấy những cuộc biều tình đòi thống nhất của giới sinh viên cánh tả Hàn Quốc trên truyền hình nữa. Tin tức thì lại hay nói về những phong trào chuyển lương thực, đồ chơi và tin tức bằng bong bóng qua biên giới Bắc Hàn, giúp cho người dân khốn khổ ở sau đường biên của chế độ độc tài.
Tôi nhớ câu nói của Martin Luther King (1929-1968), câu nói hay làm tôi nghĩ ngợi “Chúng ta phải biết sống chung với nhau như là anh em, hoặc tiêu tan cùng nhau như những kẻ ngu muội”. (We must learn to live together as brothers or perish together as fools). Chắc là rất nhiều người Nam Hàn đã tìm mọi cách để đem sự thật đến cho thế hệ mình và sau nữa. Họ sống với tinh thần như những người anh em với nhau. Thật kiên nhẫn và đáng quý. Họ đã làm được, để thế hệ Nam Hàn hôm nay đủ nhận biết về các ảo tưởng cách mạng và những kẻ độc tài bên kia Bàn Môn Điếm, để tương lai người Nam Hàn sống với nhau mà không tàn phá nhau, không rữa nát trong ngu muội.
Nhiều thập niên trước, tôi cũng thần tượng Fidel Castro và cách mạng Cuba. Thầy dạy sử của tôi kể say mê rằng Fidel Castro đã thành huyền thoại khi tự mình đứng trước tòa bào chữa cho mình, và chế độ độc tài Batista buộc phải trả tự do cho ông. Nhưng rồi nhiều năm sau, tôi cũng tự hỏi một nền tư pháp của chế độ độc tài ấy, vì sao có thể tuyệt vời đến nhường ấy khi nhìn ra công lý để trả tự do cho Fidel.
Trong khi 47 năm cầm quyền của Fidel Castro, tòa án là vô nghĩa, hàng chục ngàn người phải lưu đày, tù ngục hoặc bỏ trốn khỏi nước. Hàng trăm người hành quyết công khai bởi các nhóm xử bắn lưu động nhưng không có cơ hội nào được tự bào chữa như Fidel Castro đã từng. Huyền thoại về công lý ở Cuba từng cứu sống Fidel, và rồi bị bóp chết bởi chính ông.
Tôi cũng muốn sống với thế hệ mình, và thế hệ mai sau như những người anh em, để chúng ta không rửa nát trong ngu muội. Vì vậy, tôi đã cố viết và nói, như có sự thúc giục không ngừng trong mình, rằng chúng ta phải tồn tại trong lẽ phải và sự thật. Chúng ta không thể rửa nát bằng sự tưởng tượng hay niềm tin bất cần lịch sử của những khổ đau mà con người đã gánh chịu.
Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống còn, tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình bằng sinh mạng và máu của người khác.
Nhưng vì tôi tin rằng chúng ta là anh em, là đồng bào. Và chúng ta sẽ tồn tại cùng nhau chứ không thể cùng rửa nát trong sự ngu muội. Và đôi khi, tôi biết, thật đau đớn khi phải lột bỏ những gì đã học, đã biết, đã tin để bước ra cánh cửa, nhận ra sự thật mới mẻ. Nhưng đó là cách cuối cùng để chúng ta hay con cháu chúng ta không rửa nát, không trở thành kẻ đáng thương trong thế kỷ ánh sáng.

ĐỌAN TRƯỜNG BẤT KHUẤT

SÁT NHÂN BẨM SINH !!!      Trong các trại tù Cộng Sản mà tôi đã đi qua, tên giám thị Phi Sơn là một tên khát máu nhất mà theo nhà tội phạm học Lombroso thì y quả là loại người “Sát nhân bẩm sinh”. Phi Sơn là bí danh của y còn tên thật là gì thì không ai rõ, bí danh này có từ khi y còn là trưởng ban ám sát tỉnh Lâm Đồng, một tay y đã giết biết bao nhiêu quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa và cả đồng chí của y nữa.
     Dáng người dị dạng cao lều khều, lúc đi lưng hơi còng, cặp mắt đỏ ngầu sâu hoắm, đôi lông mày rậm và gò má nhô lên, mặt lạnh như tiền, hai hàm răng lúc nói chuyện san sát như nghiến lại nên dường như tù nhân nào cũng không dám nhìn thẳng vào mặt y. Trong lúc uống rượu cao hứng say sưa kể lại chính tay y đã giết không biết bao nhiêu là người … Nghe nói có lần y bắt một viên đại uý ở chi khu Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng thì phải, sau khi đánh đập tra tấn không khai thác gì được, y tức lắm... Y trói hai tay vào một gốc cây rồi lấy lưỡi lê khoét 2 mắt cho máu chảy ra cho đến chết. Mấy tuần sau, khi tiểu khu Tuyên Đức hành quân mới tìm được thì xác viên Đại Úy đã thối rữa, dòi bọ bò lổn nhổn, ruồi kiến bu quanh!
      Viết đến đây, lòng như chùng xuống, lắng đọng đau buồn rồi niềm căm phẫn trào dâng cái chủ nghĩa vô thần cuồng tín với những "Động vật Cao cấp Phi Sơn", vô hồn vô cảm bất nhân hại dân bán nước đang thống trị dân ta.
      Chính ông cựu Tổng trưởng Thông tin Phạm Xuân Thái đã kể cho tôi nghe về cách đối xử “nhân đạo” đầy tình người của y đối với những người tù bệnh hoạn ốm đau. Số là phe ta ở các trại, sau một thời gian lao động khổ sai ai cũng đau ốm không nhiều thì ít. Khi khai ốm, mang chăn mền lên phòng “tắm hơi” là một nhà nhỏ, che và lợp bằng tôn nên buổi trưa dù ở Bảo Lộc vẫn nóng mồ hôi nhỏ giọt. Tiêu chuẩn mỗi người được lưng chén cháo khoai mì, một lon guigoz nước mỗi ngày. Trưa hôm đó, không thấy nhà bếp phát cháo, anh em xôn xao ngơ ngác hỏi thì biết đó là lệnh của “Ban Phi Sơn” chỉ cho anh em một chén nước luộc củ mì. Lúc sắp điểm danh vào phòng, tên trật tự Tường được lệnh thu hết gậy chống, mùng mền và nói ai đi được thì đi, không đi được thì bò về phòng. Nếu không về tối nay không bảo đảm tính mạng...
       Ai nghe cũng lạnh người vì vốn biết tên này giết người không gớm tay chút nào. Thế là chẳng ai bảo ai đều nằm xuống bò lê bò lết, kẻ trước người sau giống như cái trò thể thao “khuyết tật” quay chậm bây giờ. Thật là cười ra nước mắt, trông cảnh này ai mà không thương nhưng cũng thấy tức cười vì trong đó cũng có một vài anh em mình cũng giả ốm để gặp nhau nói chuyện đỡ buồn!
      Năm ngoái, một anh hình như là cảnh sát đặc biệt ở tù lâu quá, khi lên cơn chửi rủa Hồ chí Minh thậm tệ. Phi Sơn bắt lên, chính tay y lấy kìm bẻ gẫy mấy cái răng máu me đầy mồm, anh bạn mình chỉ kịp la ối một tiếng rồi ngất đi. Tên giám thị gian ác cười ha hả rồi chửi “Địt mẹ mày, sao mày không chửi bố mày mà chửi bác tao... !”. Anh bạn nhà mình đau quá, tá hoả tam tinh rồi hình như từ đó bớt chửi hơn, có chửi thì lải nhải trong miệng chứ không thấy gào lên la làng như trước!
      Tên Phi Sơn này thường cúi đầu đi lầm lũi một mình như bóng dáng của tử thần, lúc nào cũng lầm lì không nói mà đã nói ra là cùm, cùm cho nó rục xương, là giết chóc mà chưa bao giờ nghe y nói thả ai ra bao giờ. Chính Phi Sơn đã ra lệnh cùm một anh cán binh chiêu hồi đến chết, khi khiêng xác ra thì thấy đầu chỉ còn trơ xương trán, sau gáy ót sau bẹt ra, người gầy ốm tong teo còn hơn dân Somali chết đói bên Phi Châu.
     Khi vừa viết đến đoạn này thì tôi nhận được một bài nghiên cứu về tâm lý thần kinh của Nguyễn Quang, một cựu tù nhân ở Thung lũng tử thần. Trong đó có đoạn viết về tên hung thần khác mà theo nhà tội phạm học Lombroso gọi là “sát nhân bẩm sinh” như sau: “Lâm cán bộ an ninh trạc 30 tuổi, trong ánh mắt sâu chỉ có màu trắng và một chút con ngươi đen muốn chìm hẳn, dường như y luôn có ảo giác quyền lực: Đó là quyền giết người, y hầu như không có nụ cười, con người ốm o, ho hắng khục khặc này lúc nào mở miệng ra là “Cùm”, cùm … cho nó chết. Nét chung của bọn cán bộ trẻ nầy là không có từ nào về sống còn, sống sót, sống với, cứu người, giúp người … Đó là những từ quá xa lạ với chúng.
      Những ai đã từng qua trại Thung lũng tử thần, thật sự đều rùng mình khi nhớ lại từng tên cán bộ an ninh ở đây, mỗi tên đồ tể đó đều có nét riêng của sự ác khác nhau … và người ta không ghê  tởm sự hôi thúi của xác chết bằng chính mùi tanh lạnh lùng của kẻ giết người, trước cái chết của đồng loại chúng còn nhân danh chuyên chính vô sản lạnh lùng nói: “Tao sẽ cùm mày cho mày chết rục xương. Chúng mày phải chết, chết hết...     Giết một người đã là khác thường, giết nhiều người lại nhân danh chính nghĩa ư? Đó quả là thứ ảo giác của triệu chứng tâm thần thời đại cộng sản !!!”.      Trại Đại Bình còn giam giữ nhiều anh em Thượng trong đó có anh K’ Jip án chung thân. Bị cùm còng lâu ngày, anh K Jip thường kêu tên y chửi nên bị cúp phần ăn không cho uống nước. Chính tên Phi Sơn đã ra lệnh cùm còng anh K’Jip cho đến chết không tháo cùm còng. Cuối cùng chịu không nổi anh đã chết vì suy kiệt, khi anh em tù vào khiêng xác thì thấy chỉ còn một hình nhân với bộ xương cách trí, ống quyển và chân sưng lên lở loét đỏ lòm, dòi bọ bò lúc nhúc. Lúc anh em bước vào nâng người anh ta dậy thì nền xi măng nhám nhúa kéo lại mảng da lưng bầy nhầy máu mủ đông đặc. Tên cán bộ một tay bịt miệng một tay mở khoá không được vì rỉ sét lâu ngày nên bảo anh em lấy xà beng vào tháo giỡ cả cái cùm, lấy chiếu bó lại rồi đem đi chôn cùng với người anh em tù xấu số này!
      Suốt mấy ngày cả trại anh em ai cũng ngơ ngác đau không ai muốn nói với ai điều gì, chỉ biết im lặng thở dài ngao ngán … Không biết bao giờ tới phiên mình hắt hiu hiu hắt như anh bạn K’Jip thân thương của mình đây. Trên thế gian có còn cảnh tượng nào đứt ruột hơn nơi địa ngục trần gian này hở trời?
  CẮT GÂN TRA TẤNRỒI MỚI ĐẬP ĐẦU TÙ CHO ĐẾN CHẾT!!!      Thời gian ở trong tù, thi sĩ Tú Kếu có làm bài thơ tuy lấy tên là “Vô đề”, đó là tiếng kêu bi thương, lời phản kháng trước những hành động phi nhân của những con người Việt gian Cộng sản vô cảm vô hồn. Làm sao mọi người chúng ta có thể biết được cộng sản dã man vô nhân đạo đến chừng nào nếu không có những chứng nhân của lịch sử. Tú Kếu là một chứng nhân sống đã từng chứng kiến cảnh chúng tử hình những người anh em của mình. Chính Tú Kếu đã nhìn thấy cảnh anh em mình cong người lên lãnh hàng loạt đạn vào người... trong u uất nghẹn ngào...
      Khoảng tháng 8 năm 1980, anh em tù nhân chính trị đội 21 trại Đại Bình tổ chức vượt trại, một số anh em bệnh hoạn không đủ sức vượt trại nên khai bệnh ở nhà trong đó có Tú Kếu. Hồi đó mỗi đội đi lao động thường có 1 tên quản giáo đeo súng ngắn, 2 hoặc 3 tên võ trang cầm súng AK đi theo. Theo đúng kế hoạch, anh em đã sắp xếp cho 2 anh em khoẻ đi kèm một tên cán bộ võ trang. Lúc toán đầu của đội băng ngang qua cây cầu cây Đại Bình là khúc quanh, bọn công an đi sau bị che khuất là toán cảm tử đi đầu nhảy ra chụp tên võ trang. Cũng lúc đó 2 toán sau cũng đồng loạt bay ra chụp 2 tên còn lại... Tất cả mọi tính toán đã thành mây khói do một thoáng do dự nên khi Long nhảy ra ôm tên võ trang thì tên võ trang dẫn toán thứ hai đã đi qua khúc quanh, nó nhìn thấy nên nhảy ra bắn xâu táo chết luôn tên cán bộ. Bọn công an tàn sát thẳng tay, 6 xác anh em máu me đầy người nằm ngổn ngang, trong khi cả đội chỉ biết nằm úp xuống nín thở phó thác số mệnh cho sự rủi may may rủi...
       Ban giám thị ra lệnh tập họp dẫn đội về trại, sau khi nhập trại bọn an ninh đánh đập anh em tàn nhẫn để khai thác. Tên giám thị Phi Sơn ra lệnh dẫn 4 người anh em ra khỏi trại, cả đội hồi hộp đợi chờ suốt đêm không thấy về chắc là anh em bị chúng đem đi nhốt ở xà lim. Sáng hôm sau xuất trại mới nghe anh em lao động tự giác kể lại là họ phải đi chôn 4 người anh em, tay chân bị cắt gân đầu gối, cắt nhượng gót chân, đầu bị đập bể nát thảm thương vô cùng. Cả mấy tuần sau anh em ăn không vô, làm sao nuốt nổi miếng cơm như còn đọng ngay nơi cuống họng, không phải một con ngựa đau mà tới mười con người, mười người anh em đồng chí hướng đã tức tưởi hy sinh thảm thiết. Tú Kếu đã nghe chính một cán bộ có tình cảm với anh em tù chính trị kể lại kể lại cảnh tra tấn bằng cách lấy lưỡi lê cắt gân chân để khảo tra rồi đập đầu cho đến chết …  Những cảnh tượng dã man không thể tưởng tượng được, những hờn căm u uất nghẹn ngào đã được Tú Kếu diễn tả qua bài thơ “Vô đề” chính là bản cáo trạng của cộng sản bạo tàn trước lịch sử, trước lương tri của nhân loại văn minh tiến bộ hôm nay:
               Chính đêm ấy ... mảnh trăng liềm đẫm máu             Tưởng chừng như thân thể bạn bè tôi              Uốn cong lên, khi bị bắn tơi người              Miệng nguyền rủa, nhưng không còn tiếng nói...              Môi mấp máy, đúng môi còn mấp máy              Như muốn tuôn dòng … thác đổ căm hờn              Như muốn gào to … Không thể dã man hơn...              Không thể dã man hơn … quân khốn kiếp!      Thời gian xảy ra vụ thảm sát Đại Bình, tôi và linh mục Trần Thế Phiệt bị giải giao lên xà lim tử hình ở Đà Lạt lấy cung vì tội âm mưu tuyên truyền chống phá trại. Tôi viết cho linh mục Phiệt về “Đường hướng cách mạng hoá hiện đại hóa Việt Nam”, không hiểu do sơ ý thế nào mà linh mục Phiệt giấu trong cuốn giấy vệ sinh bị bọn cán bộ an ninh tìm thấy khi xét phòng. Tôi được anh em thông báo nên trong lúc cung khai tôi một mực tử thủ lời cung là chỉ viết lại để nghiên cứu bài viết chủ trương của thủ tướng Jamaica đăng trên mẩu báo nhân dân tôi nhặt được cách đây khoảng 1 năm. Lúc dọn phòng tôi để quên trong cuốn giấy vệ sinh chứ không viết để gửi cho ai cả. Tôi cố kéo dài cung cán may ra thời gian có thể cứu sống chứ lần này thì ăn gà là cái chắc rồi.  Sau gần một tháng trời, 2 tên cán bộ an ninh thay phiên hỏi cung ngay cả giữa nửa đêm không cho tôi một lúc nào yên ... Cuối cùng, tên Truyền “cán bộ giáo dục”, bí thư chi bộ trại tù tức quá chỉ mặt tôi nói: “Chắc Phạm Trần Anh sợ không sống nổi trong bốn bức tường đá nên viết lại cho Trần Thế Phiệt tiếp nối sự nghiệp chống cộng chứ gì. Tôi đã tìm đọc hết báo chẳng có thủ tướng nào cả mà chỉ có Phạm Trần Anh viết ra mà thôi … Tôi nói với anh lần chót, nếu anh thành khẩn khai báo thì tôi lấy danh dự bảo đảm với anh là sẽ khoan hồng cho anh. Còn nếu anh ngoan cố thì anh làm hành chánh, anh biết rồi đấy, chỉ cần vài tờ báo cáo là xong hồ sơ…”.  Tôi biết là tên này lấy vụ bắn anh Quý ở hàng rào ra hù doạ thôi chứ bố bảo nó cũng không dám bắn vì chúng còn phải khai thác tìm ra anh em trong tổ chức mà chúng gọi là “đồng bọn”. Tôi nói với y là “Tôi cám ơn cán bộ nếu cán bộ dám bắn tôi để mẹ tôi bớt khổ, vợ con tôi bớt khổ vì lo lắng cho tôi ...”. Nói xong tôi xin phép đi tiểu. Tôi đánh ván bài tẩy, mình tẩy “xì” mà nên bắt luôn tẩy “sất” của y, nó chưa khai thác được cung cán thì làm sao mà dám bắn. Tôi đứng dậy đi ra gần hàng rào đứng đái thoải mái. Đái xong tôi đứng đó đưa mắt nhìn lên ngọn núi Đại Bình nổi bật trên nền trời xanh như chờ đợi loạt đạn kết thúc đời mình nhưng chẳng thấy động tịnh gì, mấy phút sau thì nghe y kêu lớn “Thôi về phòng”. Không khai thác được gì nên Trại quyết định giải giao lên Ty Công an Đà Lạt, tên giám thị Phi Sơn tuyên bố trước trại là: "Chung thân mà còn chống thì tử hình, các anh chống mắt mà xem thằng Phạm Trần Anh có trở về không?".
      Một năm sau, chúng tôi được đưa về lại trại Đại Bình trước sự mừng vui của anh em trong lúc ban giám thị trại tức tối ra mặt. Mỗi lần trại báo động là bọn võ trang chạy tới mở cửa sổ xà lim kêu tên tôi “Phạm Trần Anh ngồi dậy” rồi chúng chĩa súng thẳng vào ngực tôi rồi lên đạn AK nghe xoạch một cái khiến cả phòng xanh máu mặt. Bản thân tôi lúc đó cũng choáng váng nhưng rồi chúng lại đóng cửa sổ lại, từ đó một tháng khoảng 4,5 lần chúng khủng bố tinh thần tôi liên tục mỗi khi có tiếng kẻng báo động. Chính vì vậy anh em nhắn vào nói tôi phải cẩn thận, có đau ốm thì đợi bác sĩ phe ta vào chữa trị đừng khai báo gì với y tá trại. Tôi vẫn bình thản chấp nhận vì tin vào cái số chưa chết của mình, đã hai lần thoát bản án tử hình trông thấy mà chính tôi cũng không ngờ là tôi có thể qua được …





BỨC THÔNG ĐIỆPHÀNG NGÀN NĂM LỊCH SỬ       

Nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam.


      Huyền sử “con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên huyền thoại Rồng Tiên, nguồn gốc của dân tộc Việt được ghi trong lịch sử nước ta.    

 Truyền thuyết Việt Nam không mang tính thần thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín hoặc duy nhân thái quá để tự mãn cho rằng chỉ có con người làm nên tất cả, chỉ có cái ta duy lý đó đã dẫn tới quan niệm độc tôn, độc hữu của phương Tây.

    Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ. Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson. 

      Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi đục như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.

      Truyền thuyết Việt Nam, nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Việc truyền thuyết khởi nguyên dân tộc chép mẹ Âu sinh ra một trăm người con trai mà không có con gái chỉ để biểu tỏ rằng thời kỳ này xã hội Việt cổ đã chấm dứt chế độ mẫu hệ bắt đầu thời kỳ phụ hệ. Cũng vậy, truyền thuyết chép Bố Lạc lấy mẹ Âu chứng tỏ sự hợp nhất của ngành Thần Nộng phương Nam và ngành Thần Nông phương Bắc mà thôi.      

Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Gạt sang một bên những hư cấu huyền hoặc, chúng ta cố gắng tìm hiểu những ẩn ý sâu xa hàm tàng trong truyền thuyết gợi mở cho chúng ta giải mã bức thông điệp Rồng Tiên từ ngàn xưa gửi cho hậu thế Việt Nam. Tự thân truyền thuyết đã chiếu giải trung thực ý nghĩa của những sự kiện lịch sử sau:

VIỆT TỘC: HẬU DUỆ CỦA ĐẾ THẦN NÔNG     

Truyền thuyết đã được xác nhận bởi nguồn sách sử cổ Trung Quốc là dòng Thần Nông phương Bắc định cư ở vùng Tam Giang Bắc gồm 3 con sông là sông Vị, sông Lạc và sông Hoàng Hà, truyền đến đời Du Võng tràn xuống phương Nam giao chiến với Xi Vưu (Li Vưu) cuối cùng bị Hoàng Đế đánh và chết ở Lạc Ấp. Dòng Thần Nông phương Nam do Kinh Dương Vương, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Châu Kinh và Châu Dương ở vùng Tam Giang Nam gồm 3 con sông là sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử hình thành nhà nước Xích Quy ban sơ của Việt tộc.    

 Truyền thuyết cho ta biết là các chi tộc Việt vẫn chung sống hài hòa, điều này được thể hiện qua việc Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương, dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc. Đây chính là sự hợp nhất 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam Hoàng Hà để truyền lưu mãi tới ngày nay. Đây chính là cốt lõi của vấn đề, ý nghĩa cao cả của việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính là để nói lên sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam mà người xưa muốn nhắn gửi cho đời sau.      

Truyện cổ tích họ Hồng Bàng kể lại: “Lạc Long Quân thay cha trị nước, dạy dân cày cấy, ăn mặc. Trong nước từ đây mới có thứ tự quân thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo lý giữa cha con, vợ chồng”. Sách sử cổ ghi rõ là Bố Lạc dạy dân cách cày cấy ăn mặc, vua tôi vợ chồng có luân thường đạo lý. Người Việt gọi phụ (cha) là Bố, gọi vương (vua) là Quân. Truyền thuyết cũng cho biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông mà hình tượng là Totem phức thể “Đầu người, thân trâu” là ông Tổ của nghề nông. Truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông uốn gỗ làm “Lỗi”, đẽo gỗ làm “Trĩ” là những dụng cụ dùng sức kéo để vạch thành luống đất, dạy dân cày cấy. Cổ sử chép chi Lạc bộ Trĩ định cư ở Sơn Đông chính là chi Lạc có vật biểu là chim, làm ruộng trồng lúa nước mà sử Trung Quốc xuyên tạc viết Lạc bộ Trĩ là bộ Trãi chỉ côn trùng để miệt thị dân tộc Việt.      

Theo ”Bách Việt Ngọc Phả Truyền Thư” thì chỉ có nhị hoàng chứ không phải tam hoàng như sách sử Trung Quốc chép từ trước đến giờ. Phục Hy còn gọi là Đế Thiên (2698-2599 TDL), họ Hiên Viên có tên thụy là Thái Hạo thờ rồng. Truyền thuyết dân gian kể rằng bà Hoa Lư nhân khi đi qua đầm Lôi Trạch, dẫm lên vết chân khổng lồ của Lôi Thần, vị thần Rồng cảm ứng mà sinh ra Phục Hy.

      Là con của Thần Rồng nên Phục Hy mang hình tượng đầu và mình là người, phần dưới là thân Rồng. Phục Hy và Nữ Oa cũng nửa người nửa Rồng mà trong một bức phù điêu chạm nổi hình hai người, đuôi quấn lấy nhau, tay Phục Hy cầm tượng mặt trời, tay Nữ Oa cầm tượng mặt trăng biểu tượng cho Âm Dương giao hòa, tương sinh tương khắc của Âm Dương Dịch Biến Luận. Phục Hy truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ Khương tên thụy là Thiếu Hạo thờ chim. Như vậy, nhị Hoàng gồm Phục Hy họ Thái Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim là của Việt tộc.     

 Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Truyền thuyết cũng nói tới dòng Thần Nông phương Bắc, dòng Thần Nông phương Nam nên một số người hiểu sai lầm rằng người Trung Quốc (Tàu) là dòng Thần Nông phương Bắc, Việt Nam là dòng Thần Nông phương Nam nên cho rằng ta với Tàu là cùng một gốc và người Việt Nam là từ người Tàu mà ra. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc từ truyền thuyết, từ những mảnh vụn của lịch sử để phục hồi sự thật là một điều hết sức cần thiết. Chân lý khách quan của lịch sử sẽ sáng tỏ, trả lại những gì sự thật lịch sử cho lịch sử chính là ước vọng ngàn đời của tất cả chúng ta, những con dân đất Việt hôm nay.


     Chính Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký nổi tiếng được xem là đại biểu cho sử quan chính thống của Hán tộc đã viết Hoàng Đế, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc trung nguyên là người mở đầu lịch sử Trung Quốc mà không hề nhắc gì tới Phục Hy, Thần Nông. Ngày nay, các nhà Trung Hoa học đều thống nhất quan điểm là trước khi Hán tộc tràn xuống chiếm lĩnh Trung nguyên thì tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là “Di Việt” đã làm chủ trung nguyên từ lâu.

      Các học giả uyên bác của Trung Quốc như V. K.Tinh, Wang Kwo Vu đều xác định là tất cả huyền thoại về các vị vua cổ xưa đều không thấy ghi chép gì trong “Giáp cốt” đời Thương. Nếu Hoàng Đế là người khai mở lịch sử Trung Quốc thì chắc chắn phải ghi rõ trong giáp cốt đời Thương. Thực ra, sự tích tên tuổi của các nhân vật huyền sử Phục Hy, Thần Nông mới được nhắc tới trong sách sử vào thời Xuân Thu Chiến quốc là thời kỳ hưng thịnh của Bách Việt.

      Nhóm Tân học “Nghi Cổ Phái” do nhà văn Quách Mạt Nhược chủ xướng đã chính thức bãi bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ triều Thương, Chu. Lương Khải Siêu, nhà chính trị nổi tiếng một thời của Hán tộc cũng phải thừa nhận là lịch sử Trung Quốc mới chỉ có khoảng 4 ngàn năm nay mà thôi.

      Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính vì vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Nghiêu Thuấn, Vũ nhà Hạ của Việt tộc.

      Chính Khổng Tử, người được xem là bậc thầy muôn đời của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế của Trung Quốc mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo phò triều Chu. Trong khi đó, các tác phẩm Cổ Sử Khảo, Tam Ngũ Lịch, Đông Kỷ, Đế Vương Thế Kỷ thì tất cả đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc chính là hậu duệ của Thần Nông.

      Sách cổ Trung Hoa chép đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công của Hán tộc vì đã tranh ngôi với Chúc Dung là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương của Thần Nông. Cổ sử ghi lại là năm thứ sáu đời Chu Thành Vương 1100 TDL, Việt Thường cử sứ giả đến triều Chu biếu một con chim Bạch Trĩ, quan Trủng Tể Chu Công Đán nhớ lời Hoàng Đế có lời thề rằng: “Giao Chỉ ở ngoài phương xa… không được xâm phạm”.      

Nguồn sử liệu trên cũng hé mở cho chúng ta thấy là Hoàng Đế có liên hệ huyết thống với Việt tộc. Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Xi Vưu (Li Vưu) đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà thôi. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc.

      Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng ở Sơn Đông phải là người Việt cổ sách sử xưa gọi là Di Việt, hậu duệ của Thần Nông. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trĩ mà Hán tội gọi miệt thị là Lạc bộ Trãi của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng sử gia Tư Mã Thiên nhận là thủy tổ của người Trung Quốc (Hán tộc) nên viết Đế Hoàng theo cú pháp Hán tự là Hoàng Đế.

      Mặt khác, công trình nghiên cứu chữ cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Thành cho chúng ta biết rằng nguyên ngữ chữ Việt cổ thì Việt : viết bằng chữ Hoàng , thật ra là “Vàng ” là “Dàng ” và cũng là “Yuồn ” biến âm. Vì vậy, “Hoàng  Đế” chính là “Việt  Đế”, là Vàng/ Dàng/ Yuồn Đế” cho nên sử sách ghi rõ, Hoàng  Đế và Viêm  Đế đánh nhau nhưng là anh em cùng một tộc. Chính người Mường, nhánh Hmong có rất nhiều người họ Vang/ Vàng/Voòng và họ còn nhận họ là người ở Hoàng Hà ngày xưa phải chạy về phương Nam. Đồng bào Thượng và cư dân Đông Nam Á Hải đảo thờ cúng Dàng là thờ Trời và cũng là thờ Hoàng Đế tức là Vua Việt (Việt Đế).     

Truyền thuyết xưa cũng kể rằng Thần Nông và Hoàng Đế có cùng một ông Tổ là Thiếu Điển. Sách cổ Trung Hoa cũng chép rằng Thương Hiệt đời Hoàng Đế đã theo dấu chân chim, vật tổ biểu trưng của Việt tộc mà đặt ra lối chữ gọi là “Điểu Triện”. Đến thời Chu (Trung Quốc), Thái sử Trứu mới sửa đổi thành lối chữ Đại Triện của Trung Quốc còn gọi là Trứu Thư. Tất cả các chứng cứ trên đã góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử, phục hồi chân lý khách quan của lịch sử đó là nhân vật Đế Hoàng là người Việt cổ chứ không phải thủy tổ của Hán tộc như Tư Mã Thiên đã viết. Như vậy, thời đại “Tam Hoàng, Ngũ Đế” chỉ có Nhị Hoàng gồm Phục Hy họ Thái Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim là của Việt tộc. Ngũ Đế gồm Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều là người Việt cổ.

     Bách Việt Ngọc Phả Truyền Thư ghi về Thần Nông như sau: “Đế Thần là con Đế Viêm (con cháu Phục Hy) còn trẻ tự xưng là Thần Nông. Đế Thần cai quản từ Trường Giang trở về Nam. Thần Nông được thừa hưởng sự nghiệp của Tổ Tiên lên ngôi vua sáng, thi hành chính nhân sáng suốt. Dân chúng một lòng kính yêu. Từ phía Tây trở xuống, lấy ngọn Phương Lãnh Trầm Đỉnh làm chính và ngọn Linh Sơn, Tiên Lữ, tiếp đến Phong Châu làm một dải. Ông dạy dân làm ruộng là chính. Thần Nông lấy lá chữa bệnh, cứu dân độ thế… Thần Nông phát minh ra nghề cấy trồng lúa nước và phát minh sáng chế ra lưỡi cày bằng gỗ cứng để cho dân làm ruộng. Người dân làm ruộng, cày cấy lúa nước thường lấy vỏ cây che thân để chắn bùn gọi là cái thường (tức cái váy, cái xiêm) lan rộng từ Nam đến Bắc. Do đó người ta thường gọi là họ Việt Thường”.

      Công trình nghiên cứu mới đây nhất về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã xác định chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trãi ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Việt tộc [Ngieu] còn tiếng Quan Thoại và các phương ngữ khác đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ.[1] Thực tế này được thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận là khi Lạc bộ Trĩ gồm Bách Bộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di bị đánh bật khỏi lưu vực sông Bộc và bán đảo Sơn Đông đã thiên cư lên Đông Bắc thành lập nước Cao Câu Ly mà sử TQ gọi miệt thị là rợ Tam Hàn.

      Dòng họ Lý là dòng họ chính ở bán đảo Triều Tiên nên được xem như hậu duệ của Hmong Dao. Nhà Lý là hậu duệ của đồng bào Dao thuộc chi tộc Hmong-Mien nên năm 1060, Vua Lý Anh Tông cho xây đền thờ Suy Vưu cũng gọi là Li Vưu, Hoàng Đế của chi tộc Hmong Mien ở phường Bố Cái thành Thăng Long. Cổ sử Trung Hoa cũng cho biết họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng đô ở Bình Dương thuộc Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng đô ở Bồ Bản cũng thuộc Sơn Tây, Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ.

      Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ can gián vua mà đã bị tội “Cung Hình” phải cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di tam tộc!

      Trong khi đó, chính sách cổ Trung Hoa chép là vua Thuấn lấy vợ Việt và về ở rể tại nhà vợ.  Sách Lễ Ký viết: “Đế Thuấn là một nông dân Việt ở Lôi Trạch đã phát minh ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam Phong và ông Quy chế ra nhạc để thưởng chư hầu”. Theo Mã Đoan Lâm trong sách “Văn Hiến Thông Khảo” thì lúc đầu Tam Miêu không chịu phục nên vua Thuấn đã sai Vũ đi đánh cũng không được nên Thuấn chế ra đàn huyền 5 dây để hát bài Nam Phong. Sách cổ chép là cả Vua Thuấn và ông Vũ đều mặc áo lông chim rồi cầm khiên múa điệu vũ Li Vưu. Sau 3 năm là con số linh của Việt tộc thì Tam Miêu mới chịu phục vì nhận ra Thuấn, Vũ có cùng một nền văn hoá, cùng một chủng tộc.

      Theo Đổng Trọng Thư thì Li Vưu là cổ thiên tử, là vua phương Nam trước là viên quan xem thiên văn có cánh mà không bay được hàm ý chỉ người thuộc chi Âu Việt thờ chim. Tương truyền Li Vưu là rồng vàng cao cả, là người có 4 mắt, 6 tay với 2 phụ tá là thần gió và thần mưa. Công trình nghiên cứu của Kim Định cho biết Li Vưu cũng là tên một bài múa gồm nhiều vũ nhân nhất 9.9 = 81. Li Vưu cũng chỉ lá cờ hay xuất hiện trên bầu trời như hình sao chổi đuôi cong, nền cờ đỏ ở giữa có hình tròn màu vàng mà sau này Hoàng Đế Quang Trung cũng chọn lá cờ này. Theo nhà nghiên cứu Vũ Bình người Trung quốc thì khi giải mã chữ “Vũ” cổ đã cho rằng đó là dáng múa của cư dân nông nghiệp khi cầu mưa. Vũ nhạc có quan hệ mật thiết với lễ dâng hương của truyền thống thờ cúng thần mặt trời, thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp.

      Sách cổ chép vua Vũ được ban cho “Cửu Trù” cũng là “Cửu Đỉnh” nên vua chia nước ra 9 châu. Kim Định trích dẫn Danses kể lại truyền thuyết về vua Vũ khi đi trị thuỷ, đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả của Phục Hy, khi mở ra thấy Phục Hy đang quấn đuôi Nữ Oa. Vua Đại Vũ cũng được ban cho sách “Lạc Thư” cũng trên dòng sông Lạc. Miền Trung và Hạ lưu sông Hoàng Hà có 2 con sông cùng có tên là sông Lạc. Một ở ngã ba Tam Giang Bắc của người Việt cổ chi Lạc bộ Chuy ở vùng Thiểm Tây, Sơn Tây và một ở Bắc tỉnh Hà Nam viết với bộ Thuỷ. Hai thuỷ danh gắn liền với tộc danh đã chứng tỏ vua Đại Vũ là người Việt vì chỉ có ông Vũ mới được thiên duyên là rùa thần nổi lên trên sông Lạc, đội quyển sách “Lạc Thư” có ghi 9 điều khoản để trị nước. Nói cách khác, huyền sử cho chúng ta thấy rằng quyển sách đó là tinh hoa Việt bao gồm “Hồng Phạm Cửu Trù” với “Lạc Thư” để vua Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc.

      Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung Hoa còn ghi rõ là năm Quý Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quý Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn rầu than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương Phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và lên tới vùng Ba Thục cũng là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình.

      Sách sử cổ Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô, Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử Ký” cũng chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung Quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây.

      “Sử Ký” của Tư Mã Thiên cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ. Cổ thư ghi rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân Cao Dương của Việt tộc còn lưu lại dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc thay Đế Chuyên Húc lại là cháu của vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu, chính là chi Âu Việt (tộc thờ chim) của tộc Việt. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm vua lấy hiệu là Đường Nghiêu.




      Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những sử sách kinh điển của Hán tộc viết theo lý của kẻ mạnh để “Lộng giả thành chân” khiến mọi người tin theo bao đời nay.  

Monday, November 28, 2016


TỰ TÌNH DÂN TỘC
         
     Là người Việt Nam, chúng ta tự hào là con RỒNG cháu TIÊN thế nhưng, mỗi khi tìm về nguồn cội dân tộc thì nỗi ray rứt niềm băn khoăn làm nhức nhối tâm can biết bao con dân đất Việt. Ngay từ khi còn cắp sách đến trường, bài học thuộc lòng thuở đầu đời “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…”. Biết bao câu hỏi được đặt ra trong đầu óc ngây thơ trong trắng như núi Thái Sơn ở đâu thì được thầy trả lời ở bên Tàu. Ai trong chúng ta mà không đặt câu hỏi tại sao công cha nghĩa mẹ lại so sánh với núi Thái Sơn ở bên Tàu?
 
     Lớn lên học văn chương truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì lại được giảng thêm là Nguyễn Du phỏng theo cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu. Nhân vật Từ Hải quê ở Việt Đông, người anh hùng Việt tộc “chọc trời khuấy nước một thời” thì bị xem như một thảo khấu chống lại triều đình!. Thế rồi ai trong chúng ta mà chẳng một lần ấm ức xen lẫn hoài nghi khi nghe nói về huyền thoại Rồng Tiên, truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc bị một số trí thức “Tây học” chê là hoang đường huyền hoặc.
 
     Chúng ta lại càng hổ thẹn hụt hẫng khi đọc quyển sử “Việt Nam Thời Khai Sinh” của Linh mục Nguyễn Phương khẳng định người Việt chúng ta gốc là người Tàu! Thật là điều đáng buồn là các sử gia thời quân chủ phong kiến chỉ tin vào chính sử Trung Quốc, còn các nguồn gốc sử liệu khác thì chê là “Ngoại thư” không thể tin được. Thậm chí các ông nho sĩ ta thời trước còn tôn thờ Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương trong khi các ông quên hẳn một điều là dù muốn dù không, Sĩ Nhiếp cũng là một tên Thái Thú sang cai trị dân ta. Chính Sĩ Nhiếp chứ không ai khác đã đem chữ Hán nô dịch đồng hoá dân tộc ta. Dân ta không chịu học chữ Hán, vẫn dùng ngôn ngữ Việt cổ nên Sĩ Nhiếp cấm dân ta viết chữ tượng thanh của Việt tộc.
 
    Trước đây, một số sử gia tuy không cho rằng người Việt ta là gốc Tàu nhưng chịu ảnh hưởng của Tàu trên nhiều phương diện nên cũng tán đồng luận điểm áp đặt của các nhà Nhân chủng cho rằng dân tộc ta thuộc giống Mông cổ ngành Phương Nam. Ngày nay, các nhà sử học Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết sử theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản nên đã không những không dám nói lên sự thật lịch sử mà lại còn phụ hoạ với luận điểm cho rằng nước Văn Lang ta chỉ mới hình thành hơn 600 năm TDL cho phù hợp với sử quan bành trướng Đại Hán xa xưa mà hiện nay là Trung Quốc anh em! Họ phủ nhận cương giới của nhà nước Xích Quy sơ khai của Việt Tộc, chống lại sử quan dân tộc của những người Việt Nam chân chính mà họ phê phán là khuynh hướng dân tộc cực đoan hẹp hòi.
 
     Chính vì những ấm ức hổ thẹn đó, chúng tôi mới đủ can đảm viết quyển sách nhỏ này. Bản thân người viết không có tham vọng viết sử mà chỉ muốn nói lên những ý nghĩ của người Việt Nam yêu nước xuyên suốt dòng vận động lịch sử của dân tộc. Ý tưởng phải viết quyển sách nảy sinh ngay thời gian còn ở trong tù, khi Trung Cộng tiến quân đánh Cộng sản Việt Nam ngày 17-2-1979.
 
     Thoạt đầu chúng tôi vui mừng vì nội bộ cộng sản phân hóa đánh lẫn nhau nhưng sau đó, chúng tôi lại hết sức lo âu cho vận mệnh của dân tộc Việt. Chúng tôi thường xuyên thảo luận với nhau về hiểm họa phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc từ thời Thương, Chu, Tần, Hán. Thời Hán Vũ  Đế đã đem quân xâm lược đánh chiếm thống trị các dân tộc khác để mở rộng lãnh thổ, thành lập một đế quốc Đại Hán hùng mạnh như đế quốc La Mã của phương Tây. Chính sách sử Trung Quốc đã ghi chép: “Dân tộc Trung Quốc là do các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu, Tạng, Hồi nhưng Hán tộc là chủ thể” mà không dám nhắc đến tộc Việt vì người dân gọi là người Trung Quốc ở miền Đông và miền Nam gốc Việt cổ chiếm hơn nửa dân số Trung Quốc.
 
     Trong suốt dòng lịch sử khởi từ thời lập quốc đến ngày nay, chủ trương trước sau như một là bằng mọi giá phải tiêu diệt cho được tộc Việt vì cái gọi là văn hóa, văn minh Trung Quốc chính là văn hóa, văn minh Việt mà Hán tộc đã tiếp nhận rồi cải biến gọi là văn minh Trung Quốc. Thứ nữa, chính Hán tộc du mục từ thời tộc Thương đã xâm chiếm nhà Hạ của Vìệt tộc năm 1766 TDL cho tới thời Hán Vũ Đế đánh chiếm Nam Việt năm 111 TDL tất cả 7 cuộc xâm chiếm đất đai lãnh thổ của các quốc gia Bách Việt, khiến tộc Việt phải rời bỏ phần lãnh thổ Trung Quốc hiện nay chạy xuống định cư tại phần lãnh thổ Việt Nam bây giờ. Hầu hết người Việt cổ trong các quốc gia Bách Việt đã bị thống trị, bị đồng hóa nhưng trải qua hàng ngàn năm, tuy phần nào có giống “Đồng” nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa truyền thống Việt, nên không bao giờ trở thành, “Hóa” thành người Trung Quốc được.
 
     Trung Quốc là một quốc gia bao gồm nhiều chủng tộc, một Hiệp chủng quốc ở phương Đông do xâm lược thống trị các dân tộc khác nên vấn đề chủng tộc là một tử huyệt của đế quốc mới Trung Cộng. Chính vì vậy, chúng tôì bắt tay vào việc nghiên cứu, tìm về nguồn gốc dân tộc để phục hồi sự thật lịch sử, chứng minh cho các dân tộc ở Trung Quốc nhất là người dân ở miền Đông và miền Nam Trung Quốc hiểu rõ cội nguồn gốc tích Việt của mình thì một ngày nào đó, 3/4 người dân Trung Quốc bao gồm dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng, Hồi Hột (Duy Ngô Nhĩ) và Việt sẽ đứng lên chống lại giới cầm quyền, kẻ thù truyền kiếp của các dân tộc thì sự sụp đổ của đế quốc Trung Cộng là một điều bắt buộc phải xảy ra, một tất yếu lịch sử.
 
    Chính vì vậy, nên khi vừa ra khỏi trại tù, chúng tôi đã bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu, viết những trang sách đầu tiên về lịch sử Việt trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, bị theo dõi kiểm soát nghiêm ngặt, rình rập thường xuyên nên viết lách thật là khó khăn. Trong điều kiện đó, chúng tôi không thể lãnh hội những cao kiến của các bậc thức giả cũng như tham khảo nguồn sách sử nhiều nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn đặt vấn đề, đưa ra những giả thuyết để có cái nhìn tổng quát xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc hầu mong nhận được những cao kiến đồng tình đóng góp hoặc phê bình phản bác của các bậc thức giả, những người Việt Nam yêu nước chân chính để vấn đề nguồn cội dân tộc ngày càng sáng tỏ. Được như vậy, người viết sẽ rất hân hạnh vì đã góp được phần nhỏ nhoi của mình trong công cuộc tìm về nguồn cội dân tộc, chu toàn bổn phận của một con dân đất Việt.
 
     Người viết cũng xin chân thành cảm ơn bằng hữu và những người có lòng ưu tư về nguồn gốc dân tộc đã giúp đỡ khích lệ cá nhân tôi hoàn thành quyển sách này. Chúng tôi cũng xin trân trọng tác giả những nguồn sử liệu và xin được phép tham khảo ngõ hầu sáng tỏ thêm nguồn cội dân tộc. Chúng tôi may mắn là người đi sau nên có được điều kiện tham khảo những nguồn sử liệu mới nhất của triết gia Kim Định, nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc, giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân, giáo sư Cung Đình Thanh và Bác sĩ Trần Đại Sĩ  nên mạnh dạn đặt vấn đề tìm về cội nguồn dân tộc.  Khi chúng tôi vừa sơ thảo quyển Nguồn Gốc Việt Tộc thì chiến hữu Trần Thúc Vũ đi định cư sang Hoa Kỳ nên một thời gian sau, quyển Cội Nguồn Việt tộc được ấn hành và giới thiệu với đồng hương ở Hải ngoại năm 2004.
 
     Tháng 11 năm 2006, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn giáo được thành lập trong nước và cần phải có tiếng nói ở hải ngoại nên quý vị cố vấn và Hội Đồng Điều Hành đề nghị với cương vị Phó Hội Trưởng Ngoại vụ, tôi phải sang định cư tại Hoa Kỳ để vận động đồng bào trong và ngoài nước, vận động công luận quốc tế thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá Việt Nam.
 
     Ngay sau khi đến Hoa Kỳ, tôi đã đi các tiểu bang lớn của Hoa Kỳ và sang 5 nước ở châu Âu, Canada để trình bày hiện tình Việt Nam và vận động chính giới, công luận quốc tế và đồng hương Việt Nam ở các nước ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Năm 2007, tôi sửa đổi bổ sung và cho tái bản quyển Nguồn Gốc Việt tộc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn phát tích của tộc Việt. Quyển sách đã được đồng hương đón nhận nhiệt tình nên chúng tôi phải tái bản lần thứ nhì và bây giờ là lần thứ ba với những cập nhật mới nhất, thuyết phục nhất để trân trọng gửi tới những tấm lòng tha thiết với nguồn cội dân tộc và bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.
 
     Trong sách này, chúng tôi dùng chữ dân gian thường gọi là Tàu thay vì Trung Quốc.  Chính sách sử Trung Quốc đã viết là dân tộc Trung Quốc là do các tộc người Mông, Mãn, Tạng, Hồi và Hán là chủ thể. Các nhà viết sử cũng như người Tàu tự nhận họ là người Hán (Hán nhân) vì thời đại triều Hán là thời lãnh thổ Trung Quốc mở rộng do các cuộc xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác nên chúng tôi gọi là Hán tộc để chỉ một tộc người du mục xâm lược.
 
     Đứng trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ dùng chữ “Nhà” thân thương cho các triều đại của nước ta như nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần … còn Hán tộc thì chúng tôi dùng chữ “Triều” (đại) như triều Thương, triều Chu, triều Hán.
 
     Thứ nữa, lấy năm thứ nhất Dương lịch làm điểm mốc lịch sử cho thật chính xác thay vì chữ Công nguyên như vẫn dùng sai lầm từ trước đến nay. Sau cùng, chúng tôi quan niệm rằng yêu nước tất phải trân trọng tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử bất khuất hào hùng. Đồng thời phải học biết về lịch sử để hiểu rõ hơn ý nghĩa tuyệt vời của huyền thoại Rồng tiên, hiểu rõ về nguồn cội dân tộc, hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa và truyền thống cao đẹp của một dân tộc có gần 5 ngàn năm văn hiến.
 
     Tri ân tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì:
 
 “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản...”.
 
     Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.
 
     Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai.
 
     Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta.
 
     Trong ý thức đó, chúng tôi xin mời quý vị, chúng ta cùng tìm về cội nguồn Việt tộc, về Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử Việt Nam.
                                     
Việt Nam, Mùa giỗ Tổ 4879 Việt Lịch (DL 1999) PHẠM TRẦN ANH.

Sunday, November 27, 2016



CHƯƠNG MỘT
 
TRUYỀN THUYẾT
KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC
 
       Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Nữ sĩ Blaga Dimitrova cũng như nhiều học giả ngoại quốc khác đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:“Việt Nam là một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hòa lẫn với nhau đến độ khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa”.      Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, không ai mà không một lần nghe truyện cổ tích họ Hồng Bàng về “Con Rồng cháu Tiên”. Là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc-Mẹ Âu” đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.      Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “Việt Nam Thế Chí” vào thế kỷ XIV đời Trần nhưng sách đã bị giặc Minh tịch thu tiêu hủy nên không còn nữa. Những bộ sử đầu tiên được biết là bộ Sử Ký   của Đỗ Thiện đời nhà Lý, “Việt Chí”   của Trần Phổ đời Trần và bộ “Đại Việt Sử Ký”     do Lê văn Hưu biên soạn năm 1272 đời Trần Nhân Tông viết gồm 30 quyển chép lịch sử Việt Nam từ thời Triệu Vũ Đế đến thời Lý Chiêu Hoàng. Cả 3 bộ sách này đã bị quân Minh tịch thu rồi tiêu hủy nên cũng không còn nữa. Cuối đời Trần, sách Đại Việt Sử Lược do một tác giả vô danh biên soạn bị giặc Minh tịch thu tiêu hủy còn bản duy nhất lưu trữ trong “Thủ Sơn Các Tùng Thư và Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư” đời Thanh. Tiền Hi Tộ, sử quan triều Thanh khi hiệu đính đã sửa chữa nội dung kể cả tên sách Đại Việt Sử Lược cũng bị sửa lại là Việt Sử Lược. Sử quan triều Thanh Tiền Hi Tộ đã sửa đổi niên đại thành lập nước Văn Lang, kéo lùi lại hàng ngàn năm hòng xóa bỏ vết tích quê hương xa xưa của Việt tộc ở Trung Quốc. Với thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt, Tiền Hi Tộ đã xuyên tạc ý nghĩa cao đẹp của sự thành lập quốc gia Văn Lang là “… Có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương”, Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thì Tiền Hi Tộ viết là bất mãn Tô Định bạo tàn nổi lên làm loạn! Đây bản chất thâm độc quỷ quyệt của Hán tộc xâm lược bành trướng từ xa xưa cho đến ngày nay.
      Sử quan triều Thanh là Tiền Hi Tộ đã sửa đổi xuyên tạc, bóp méo lịch sử để làm giảm ý nghĩa cao đẹp của sự thành lập quốc gia Văn Lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505-465 tr. CN.) đã sai sứ tới dụ, Hùng vương chống cự lại. Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đưổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu… Cuối đời Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận, xưng vương đóng đô ở Phiên ngung, quốc hiệu là Việt, tự xưng là Vũ Vương”.[1]      Đầu thế kỷ XIV, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “Lĩnh Nam Trích Quái” và “Việt Điện U Linh” để truyền lưu nguồn gốc dòng giống Việt cho đời sau. Trần Thế Pháp tác giả Lĩnh Nam Trích Quái viết: “Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc chưa có quốc sử để ghi chép cho nên nhiều truyện bị mất đi, may còn truyện nào không bị thất lạc được dân gian truyền miệng thì đó là Sử ở trong truyện chăng? Than ôi, Lĩnh Nam Liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng?! Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn, rất quan hệ đến cương thường, phong hoá. Ôi! Há đâu phải là điều lợi nhỏ?”.
       Năm 1329, Lý Tế Xuyên viết Việt Điện U Linh cũng ấp ủ hoài bão bảo vệ truyền lưu truyền thuyết về nguồn cội dân tộc. Lý Tế Xuyên viết: “Xem truyện họ Hồng Bàng thì hiểu lai do việc khai sáng nước Hoàng Việt. Trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua Thương thì hẳn có việc trăm trứng nở thành trăm con trai chia trị Nam quốc. Truyện họ Hồng Bàng không thể mất được”. Học giả Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn Tiểu Lục” viết năm 1777 đã nhận định: “Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu (1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế vương Lịch Đại và 12 vị Nhân Thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu Ký của Tăng Cổn, Sử Ký của Đỗ Thiện và truyện Báo Cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền!”. Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  越史   .[2] Quan niệm của ông khi viết sử là để “Xét rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn để bạo biếm khen chê răn đời”. Ngô Sĩ Liên tuy mới chép thời đại Hùng Vương trong phần ngoại kỷ chứ chưa chính thức ghi vào chính sử cốt ý để cho thế hệ đời sau soi sáng cội nguồn qua các công trình nghiên cứu để minh nhiên lý giải nguồn gốc dân tộc.
      Sử gia Ngô Sĩ Liên viết “Nước Đại Việt ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy Tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương”. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết tiếp về họ Hồng Bàng như sau: “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi.  Đế Minh đi tuần du phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quý lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh nên Đế Minh lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc và phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng, ấy là Tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, sum hợp thật khó” nên phải chia tay, năm chục con theo mẹ về núi, năm chục con theo cha về miền Nam. Có sách chép là về biển Nam. phong  con cả là Hùng Vương nối ngôi”.      Truyền thuyết thoạt nghe có vẻ hoang đường huyền hoặc thế nhưng, vấn đề là chúng ta phải đặt mình vào thuở ban sơ cách đây mấy ngàn năm mới thấy rõ Tổ tiên ta đã sống ra sao và suy nghĩ thế nào ở thời cổ đại? Từ đó, mới có thể hiểu được những gì mà Tổ tiên ta đã gửi gấm cho chúng ta qua bức thông điệp lịch sử hàng ngàn năm đó. Làm sao có chuyện trứng nở ra người? Chi Âu Việt của người Việt cổ chọn vật linh biểu trưng là chim nên mẹ Âu phải đẻ ra trăm trứng. Chim Phượng Hoàng của người Việt tung cánh bay theo hướng mặt trời, diễn tả ý niệm người Việt thiên cư dần về hướng Đông xuống miền duyên hải, mặt khác chim bay lên trời nên được thăng hoa với hình tượng Tiên của mẹ Âu.     Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống. Ấn Độ chọn con voi, Tàu chọn con cọp, Pháp chọn con gà trống Gaulois, Anh chọn con sư tử, Mỹ chọn con chim ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng làm quốc huy cho cả nước.      Theo cơ cấu luận thì Sử ký là sử hàng ngang ghi chép các biến cố, các sự kiện cụ thể với những con người cụ thể theo năm tháng, còn Huyền sử được gọi là sử hàng dọc mang tính tâm linh, xoay quanh những tác động lý tưởng biểu thị bằng những hình tượng nguyên sơ giàu phổ biến tính. Những hình tượng này tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ. Mẹ Âu Cơ là chi tộc thờ chim của Việt tộc nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu trưng cho ý nghĩa của 2 chữ đồng bào cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ.      Huyền sử nói trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều và quan trọng nhất là thư tịch cổ Trung Hoa chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường. Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền  thoại và truyền thuyết được coi như lịch sử dân gian mà đôi khi nó có giá trị trung thực hơn cái gọi là chính sử của các chế độ độc tài xưa và nay. Beaudelaire một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết huyền thoại vì đó là “Sử cô đọng của các dân tộc”.      Đại văn hào Pháp Victor Hugo Hugo (1802-1885), một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ 19, đã nhận định: "Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ phản ánh tương lai và lịch sử cũng là sự phản ánh của tương lai ném vào quá khứ". Trong tác phẩm “Truyền Kỳ các thời đại”, Victor Hugo đã tìm về nguồn cội, khai thác các truyền thuyết thần thoại xa xưa vì đó là “Lịch sử được lắng nghe ở ngưỡng cửa của truyền thuyết. Truyền kỳ có phần nào hư cấu nhưng tuyệt đối không có ngụy tạo”.      Thật vậy, truyền thuyết tự thân nó không phải là lịch sử biên niên nhưng truyền thuyết là có thật, nó phản ảnh những ý nghĩa có thật của một thời lịch sử ban sơ mà người xưa ký thác vào đó với những hư cấu huyền hoặc để truyền lưu gửi gấm cho những thế hệ sau. Laurens va de Post đã xem huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất vì nó diễn tả tinh thần dân tộc ở mức độ cao nhất. Micia Eliado cũng cho rằng “Huyền thoại là gia sản quý báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống cho cả một dân tộc”.
     Vấn đề là phải làm sao hiểu được những ý tưởng uyên nguyên, những tâm linh sâu thẳm hàm tàng ẩn chứa qua những hình tượng nguyên sơ như P. Ricoeur đã viết:“Tất cả đã được nói rồi trong các thần thoại, vấn đề chúng ta là chỉ còn phải tìm hiểu”.      Triết gia thời đại Jung đã viết:“Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng tỏa sáng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải. Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc”. Chính vì vậy, Wallace Cliff khẩn thiết kêu gọi: “Nếu dân tộc nào để mất đi huyền thoại là đánh mất mạch nối vào nguồn cội quá khứ của tổ tiên và cũng sẽ mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Lịch sử đã chứng minh nhận định của Karl Jung là “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc. Nếu Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất, sớm muộn cũng sẽ tiêu vong”.
      Trong lịch sử loài người, nhiều cộng đồng người đã không tồn tại được với thời gian vì không có truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc. Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc với huyền thoại “Rồng Tiên” là di sản thiêng liêng nhất, quý báu nhất mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Huyền thoại là dòng tâm linh sâu thẳm xuyên suốt lịch sử, là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau, là gia sản cao quý vô giá ghi nhận những cảm nghiệm nội tâm của người xưa đã thực chứng suốt dòng vận động của lịch sử.      Huyền thoại Rồng Tiên đã thấm sâu trong lòng mỗi người chúng ta để rồi trở thành đạo sống của dân tộc Việt. Chúng ta nghiên cứu huyền sử, tìm về nguồn cội dòng giống qua những gửi gấm của người xưa là một việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Vấn đề đặt ra là với một thái độ trân trọng, một phương pháp khoa học, nhưng không có quyền áp đặt những suy nghĩ của chúng ta hôm nay lên những ý tưởng của người xưa mà chúng ta phải đặt mình hoàn cảnh lịch sử thời đó để có thể hiểu được cái gọi là “lịch sử sống động của dân gian”.      Chúng ta phải bỏ qua những yếu tố thần thoại, loại ra những chi tiết hư cấu để chú tâm vào những hàm tàng ẩn chứa trong nội dung. Chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh xã hội đời sống tâm linh của người xưa, mới thấy được cái tinh túy cốt lõi tiềm tàng trong truyền thuyết. Khi chúng ta cảm nhận ít nhiều nội dung của bức thông điệp ngàn năm, chúng ta tìm hiểu, phân tích, đối chiếu với nguồn sách sử cổ. Sự thật lịch sử sẽ được phục hồi với những chứng cứ khoa học thuyết phục như Khảo cổ, Ngôn ngữ, Dân tộc, Chủng tộc học, Khảo Tiền Sử, Huyết học, Cấu trúc mã di truyền DNA và Đại Dương Học. 



[1]. Đại Việt Sử Lược tác gỉa khuyết danh, Bản dịch của Trần Quốc Vương, NXB Thuận Hoá  2001, tr 17.                     
[2] Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam phát hành (1993) dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697) là Nội các quan bản. Bản chính của Nội các quan bản hiện đang lưu giữ tại thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ Paris.