Tuesday, November 17, 2015

ÂM MƯU XÓA BỎ LỊCH SỬ DÂN 

TỘC VIỆT CỦA CSVN

Thấy gì qua việc môn lịch sử không còn là môn học bắt buộc trong trường phổ thông:
ÂM MƯU XÓA BỎ LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT CỦA CSVN

Tại sao học sinh thời nay chán học môn Sử?
HaBaTrungÔng ngoại tôi là một ông giáo làng dạy trường Tiểu học Cầu Kè tỉnh lỵ Bạc Liêu thời “mồ ma thực dân Pháp”. Ông mất khi đang còn tại chức, sau buổi sáng đi dạy học về rồi lẳng lặng ra đi trong giấc ngủ trưa. Tài sản ông ngoại để lại cho con cháu chỉ có sách và sách mà thôi. Khi tôi còn là một đứa nhỏ mới biết đọc chữ, tôi đã đọc rất nhiều sách Lịch sử của ông ngoại tôi để lại. Không ai bắt tôi phải đọc những quyển sách lịch sử ấy, nhưng tôi thích đọc vì nó chẳng khác nào những truyện cổ tích thần kỳ của nhà văn Andersen hay anh em nhà Grimm.
Nếu như sách sử viết rằng: “Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân… Ba thu gánh vác san hà/ Một là báo phục, hai là bá vương…” (Đại Nam Quốc Sử Diễn ca) rất khí thế, lẫm liệt, hào hùng; thì lại có một bà Trưng khác “Máu đổ cốt xương thù vạn cổ/ Ngai vàng đâu tính chuyện mai sau/ Hồn người chín suối cười an ủi/ Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi…/ Ải  Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi/ Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá/ Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi” (Ngân Giang); rất tình cảm, rất yếu mềm và rất đời thường, bảo sao học sinh không thích! Đọc sách lịch sử với tôi cũng là một cách giải trí và mở mang đầu óc.
Những bài  môn Sử và điểm thi cao nhất lớp.
Đến năm lớp 10 thì tôi bắt đầu chán học môn Sử do ban năm lớp 10, 11, 12 tập trung học giai đoạn Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975. Tôi rút ra bài học cho chính mình là: Lịch sử Việt Nam hiện nay chỉ là bản báo cáo thành tích của đảng cộng sản Việt Nam. Bài nào cũng theo một công thức: “Ta thắng địch thua”. Nếu “ta” thắng là nhờ “sự lãnh đạo sáng suốt” của đảng cộng sản, thu được bao nhiêu chiến lợi phẩm (súng ống, lựu đạn, xe cộ, chết bao nhiêu “địch”, tù binh… đếm kỹ chi tiết từng thứ); Nếu “ta” “lỡ thua” thì “đây là cuộc tổng diễn tập của nhân dân ta chuẩn bị cho v.v… và v.v…”. Chao ôi! Xương máu con người mà thích “diễn tập” thì “diễn tập” hay sao hả trời? Người chết có sống lại được hay không? Nỗi đau của người còn sống bị mất người thân lấy gì để lấp cho đầy?! Suốt ba năm học tôi chưa bao giờ thuộc được những ngày tháng, những con số trong mỗi bài học, tôi chỉ nắm mốc sự kiện và nội dung sự kiện, đó cũng là lý do tôi không bao giờ được điểm giỏi môn lịch sử nhưng thầy cô giáo cũng không thể cho tôi điểm trung bình được.
Giáo dục phổ thông nhồi sọ lớp trẻ rằng nước Việt Nam tồn tại nhờ công lao của đảng cộng sản Việt Nam:
Nếu tính từ năm 1975 đến nay là hơn 40 năm, còn tính từ năm 1954 ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì đến nay đã hơn 70, “lịch sử” ra đề thi đại học các năm đã qua chưa bao giờ có đề thi nào hỏi thí sinh về lịch sử Việt Nam từ năm 1930 trở về trước. Mà phần lớn nhấn mạnh vào giai đoạn 1954 đến 1975 với chủ đề ca ngợi thành tích “đánh” Mỹ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của đảng cộng sản Việt Nam.
Trước đây, khi còn ở Việt Nam, tôi đã trò chuyện với nhiều cháu học sinh trong nước, kể cả sinh viên đang học đại học chuyên ngành khoa học xã hội. Hỏi cháu biết ông Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai không? Biết ông Trịnh Kiểm không? Biết ông Nguyễn Hoàng không? Biết nguồn gốc câu sấm “Hoành sơn nhất đái/ Vạn đại dung thân” không? Biết ông Nguyễn Hoàng, ông Trịnh Kiểm có công gì với đất nước không? Có biết chiến lược “vết dầu loang” của Quốc công Lý Thường Kiệt như thế nào không? Có biết tại sao thời xưa đạo Phật ở Việt Nam là quốc đạo không? Có biết bài thơ “Lý Trần cựu sự diểu nan tâm/ Tam bách niên lai trực đáo câm (kim)/ Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện/ Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm” của Nguyễn Du không? Có biết danh tướng Việt Nam được Xiêm La (Thái Lan) gắn cho biệt danh “Cọp gấm thành Gia Định” là ai không? Có biết tên 13 đời vua nhà Nguyễn không? Có đọc Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca không? Có đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không? Có đọc Việt Nam Sử Lược không? v.v… Câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi của tôi về lịch sử cổ đại, cận đại Việt Nam của các cháu là “Không biết”. Lại hỏi tiếp: “Những câu hỏi cô vừa nói đó là kiến thức lịch sử Việt Nam đó. Các cháu học lịch sử là học cái gì?”. Trả lời: “Bọn cháu học kháng chiến chống Mỹ để thi đại học thôi”.
Thời gian tôi ở nhà tù Xuân Lộc, Đồng Nai, một cán bộ quản giáo trẻ khoảng 25 tuổi nói với tôi rằng “Nhờ có đảng cộng sản Việt Nam mà nước Việt Nam mới tồn tại và phát triển như bây giờ”. Tôi hỏi cô ta: “Cán bộ có biết mấy câu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng nước/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương/ Tuy mạnh yếu khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có” là ở đâu ra không?”. Trả lời: “Tôi không nhớ”. Tôi nói: “Đó là Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Nước Việt Nam này đã tồn tại hơn 4.000 năm, đảng cộng sản chỉ có vài chục năm. Không có đảng cộng sản thì Việt Nam vẫn cứ phát triển, nhân tài thời nào cũng có, không có đảng cộng sản thì có người khác làm, không phải lo. Nói như cán bộ vậy chắc khi chưa có đảng cộng sản nước Việt Nam không biết phát triển, người Việt đến thế kỷ 19 vẫn còn cởi truồng đóng khố, nhờ có đảng cộng sản mà bây giờ người Việt Nam mới biết mặc quần”. Cô ta nín thinh luôn, từ đó về sau hết dám đem chuyện chính trị, chính em gì ra nói với tôi nữa.
Âm mưu xóa bỏ lịch sử dân tộc?
Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức tổ chức ngày 15/11 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử. 
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt – Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn học khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn “Cuộc sống quanh ta”; lớp 4, 5 là “Tìm hiểu xã hội”, THCS là “Khoa học xã hội” và THPT là môn “Công dân với Tổ quốc”.
Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. “Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông”, Giáo sư Phan Huy Lê nói. (Nguồn: VnExpress ngày 15/11/2015)
Cứ đọc tên các môn học mà trong tương lai môn lịch sử sẽ “tích hợp” vào thì cũng biết người ta muốn nhồi từ trẻ em đếh thanh niên chuyên về “đấu tranh cách mạng” mà thôi, chớ những thứ thuộc về thì hiện tại, hiện đại như “Cuộc sống quanh ta”, “Công dân với Tổ quốc” thì làm sao mà có Hai Bà Trưng hay Lý Bí, Lý Bôn trong đó được.
GS Trần Thị Vinh (Khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) nói thêm: “Ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng – An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu những kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc. Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân…
Cả thời học phổ thông, tôi không biết rằng Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sách địa lý tôi học bản đồ Việt Nam không hề có hai quần đảo này. Trong khi đó, vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đến nay vẫn chưa được đưa vào chương trình lịch sử sách giáo khoa thì nay lại muốn bỏ đi môn lịch sử thì làm sao học sinh biết được vua Gia Long là người cắm cột mốc chủ quyền đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa? Coi như Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ là của Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn miệng nói nhai nhải câu: “Giữ nguyên hiện trạng”, “không làm xấu thêm tình hình”, có nghĩa là Trung Quốc đã chiếm hai quần đảo từ lâu rồi, nay cứ việc tiếp tục giữ đi, chính phủ Việt Nam ủng hộ việc chiếm và không có ý muốn đòi lại.học tôi đọc trong sách của ông ngoại tôi để lại, khi vào học chính thức trường phổ thông vẫn là những điều ấy, nên trong lớp tôi luôn là học sinh giỏi
Phải chăng đây là ý đồ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam: Xóa bỏ lịch sử truyền thống dân tộc Việt, làm cho lớp trẻ lớn lên không biết nhằm hợp thức hóa Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc?
Tạ Phong Tần

No comments:

Post a Comment