Saturday, October 31, 2015
PHONG TRÀO NO U CHỐNG TẦU CỘNG VÀ TAY SAI...
5,995 Views
Nghiem Vietanh
Bác Quang A chúc mừng SN No-U FC 4 tuổi.
Xin bấm vào Nghiem Vietanh để xem
Wednesday, October 28, 2015
Bộ Ngoại Giao: Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam vẫn bị kiểm soát chặt chẽ
Mạch Sống, ngày 27 tháng 10, 2015http://machsongmedia.com
Tại buổi điều trần hôm nay với sự xuất hiện của giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao về tự do tôn giáo quốc tế, tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam đã là một trong những vấn đề nổi bật được nêu lên.
Trong phần điều trần, Đại Sứ Lưu Động Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Ông David Saperstein, thừa nhận làở Việt Nam vẫn xẩy ra tình trạng đánh đập, đàn áp, ngăn cấm sinh hoạt tôn giáo độc lập.
"Tuy nhiên cũng có những khu vực mà giới chức chính quyền nhẹ tay hơn", Ông nói. "Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, tôi đã thấy có những nơi thờ phượng đông đúc tín đồ."
ĐS. Saperstein tại buổi điều trần, Quốc Hội Hoa Kỳ, 27/10/2015
Nhận định này không thuyết phục DB Mark Meadows (Cộng Hoà, North Carolina) khi Ông đặt câu hỏi: "Ông Đại Sứ hãy cho biết trong văn bản TPP có ngôn ngữ nào về bảo vệ nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo."
ĐS Saperstein giải thích rằng Hành Pháp đã thúc đẩy quyền của người lao động, quyền của người khuyết tật và quyền của các sắc dân thiểu số khi đàm phán TPP với Việt Nam. Riêng về điều khoản tự do tôn giáo thì đích thân ĐS Saperstein đang theo dõi và thúc đẩy Việt Nam thông qua luật về tín ngưỡng và tôn giáo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
DB Meadows cho biết là đã đọc văn bản TPP gồm 800 trang nhưng không thấy đoạn nào nói về nhân quyền nói chung hay tự do tôn giáo nói riêng.
DB Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey), người triệu tập và chủ toạ buổi điều trần, nêu thắc mắc rằng dẫu Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền do muốn hưởng quyền lợi TPP, thì Hành Pháp Hoa Kỳ có biện pháp nào để bảo đảm được rằng họ sẽ tôn trọng lời cam kết.
DB Smith dẫn chứng rằng năm 2007, khi Việt Nam được hưởng các lợi ích mà họ mưu cầu như tham gia vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và được quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thượng Thường Trực với Hoa Kỳ thì họ đã lập tức trở mặt.
"Họ đã bắt và tống giam trở lại những người mà đích thân tôi đã gặp trong chuyến viếng thăm Việt Nam trước đó; nhiều người vẫn ngồi tù như LM Nguyễn Văn Lý", DB Smith nói.
ĐS Saperstein cho biết là Ông đã tham vấn nhiều lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam và ủng hộ quan điểm của họ đối với dự thảo luật về tín ngưỡng và tôn giáo mà Quốc Hội Việt Nam đang cứu xét.
"Khi mà chính quyền nhất quyết đòi kiểm soát mọi hoạt động, kể cả việc thụ phong hay phân bổ chức sắc tôn giáo, thì không thể xem là có tự do tôn giáo," ĐS Saperstein bày tỏ đồng tình với quan điểm của các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam.
Trong phần điều trần tiếp sau ĐS Saperstein, Ts. Robert George, Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhần định rằng Việt Nam phải nằm trong danh sách CPC. Ông cho rằng Việt Nam thoát được danh sách này dù tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở quốc gia này vẫn tiếp diễn một cách trầm trọng và có hệ thống là vì Hành Pháp Hoa Kỳ có những ưu tiên khác nữa.
"Cuộc thăm viếng Việt Nam của Uỷ Hội về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tháng 8 vừa qua cho thấy rằng chính phủ của quốc gia này kiểm soát mọi lĩnh vực hoạt động tôn giáo và do đó không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về tự do tôn giáo", Ts. George phát biểu. "Chúng tôi đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC."
Các vị dân biểu hiện diện đều bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam đã không có dấu hiệu cải thiện.
"Điều này liên quan đến điều khoản luật Hoa Kỳ mới được Quốc Hội thông qua, đòi hỏi Hành Pháp phải phát huy tự do tôn giáo khi đàm phán mậu dịch", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.Theo Ts. Thắng, các bản phúc trình mới nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và Liên Hiệp Quốc đều cho thấy là Hành Pháp Hoa Kỳ đã không đáp ứng được điều kiện luật định này khi đàm phán TPP với Việt Nam.
"Buổi điều trần hôm nay hữu ích cho cuộc tổng vận động Quốc Hội mà chúng tôi đang sắp xếp, nhằm áp lực Hành Pháp Hoa Kỳ phải quyết liệt đòi hỏi Việt Nam thực sự tôn trọng tự do tôn giáo và cải thiện nhân quyền nói chung," Ts. Thắng nói.
Buổi điều trần được tổ chức đúng ngày kỷ niệm 17 năm Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ra đời. Ngày 27 tháng 10 hàng năm được Quốc Hội chọn làm Ngày Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Monday, October 26, 2015
Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thương Tiếc Việt Mỹ Dallas Forth Worth (Phần 1). https://www.youtube.com/watch?v=wGvDstEDywU
Saturday, October 24, 2015
Những thần đồng gốc Việt nổi tiếng thế giới.
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VNhình minh họaCậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở MỹGiáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện ThànhMột nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.hình minh họaNăm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.Tiến sĩ Thành chia sẻ:“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”hình minh họa19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.
Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.hình minh họaTiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài GònCon đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở MỹTiến sĩ Võ Tá Đức lúc ở trại tị nạn Bataan (Philippines) trước khi sang Mỹ định cưTiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ.Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.hình minh họaTiến sĩ Đức nhớ lại:‘Sau biến cố năm 1975, lúc đó tôi còn rất nhỏ đang học trung học, nhưng vì nhà nghèo quá, nên cũng phải phụ giúp gia đình. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe tiếng xe đò tới thì tôi tỉnh dậy, chạy về nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh thoảng khi rãnh, tôi ngồi trên xe xích lô lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi. Thời đó, tôi học rất dở vì không có giờ học.’5 năm trời dầm mưa dãi nắng còng lưng trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đã không thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố xoay sở tìm cách cho cậu theo một người bà con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó, cuộc đời cậu bé đạp xích lô bước sang một ngã rẽ mới. Thời gian trong trại tị nạn chờ được một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối với Đức, khi chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.Tiến sĩ Đức cho biết:“Vượt biên qua tới trại tị nạn, tôi cảm thấy như vậy là từ đây mình có cơ hội đi học, phát triển. Ngay từ lúc đó, tôi đã quyết định phải cố gắng học hành cho thành tài. Còn hồi trước ở Việt Nam, tôi không dám có ước mơ đó vì đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có ước mơ học cho thành công?”Sau thời gian ở trại tị nạn, anh tới Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.Thông thường sinh viên ở Mỹ khi vào đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh viên xuất sắc nhận được học bổng, đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên. Thế nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học trò nghèo học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lý trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh. Còn các khoản sinh hoạt phí khác anh trang trải từ thu nhập làm trợ giảng cho các vị giáo sư.Tiến sĩ Đức cho biết những điều kiện học tập có được ở Mỹ đã khuyến khích ông thêm say mê học tập, nên ông đã không dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban đầu:‘Mình đi học ráng học cho lẹ, lấy thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam phụ gia đình. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức mình vẫn còn đi học tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học. Tôi thấy vấn đề học hành không khó lắm. Nếu mình chịu khó thì chuyện gì cũng vượt qua được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí, thì có thể làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà còn ở Việt Nam thì giờ này chắc tôi cũng còn đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa là phải có cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng. Đối với tôi, cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ này tôi thấy nếu mình chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống mình đi lên. Còn ở Việt Nam, dù cũng có, nhưng cơ hội không đồng đều.’Scientists at Los Alamos National Laboratory study nuclear explosions by using 3-D simulationsAi có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu khó học tập để thay đổi số phận của mình.Tiến sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn chịu khó đặt một mục đích nào đó cho tương lai, cho cuộc sống của mình và ráng sống theo mục đích đó, thì sẽ thành công.’Cùng với thông điệp của tiến sĩ Đức, Tạp chí Thanh Niên xin chúc các bạn thành công và luôn sẵn sàng giới thiệu câu chuyện thành công của các bạn với quý thính giả của đài VOA ở khắp nơi trên thế giới.James H. Nguyễn - Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổiJames H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sỹ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine, năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000-2002 và cho đến khi được nhận vào trường Đại học y St. George’s, anh làm phụ giảng môn sinh lý học tại Đại học Santa Ana.
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp.Nguyễn Tường Khang, cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11-19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi.”
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện.Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.Nam Nguyễn - 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật CanadaNam Nguyễn được Canada ca tụng là thần đồng và niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada.Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007 khi mới 8 tuổi. Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn.Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.
Cùng với những thành tích ở các giải đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sỹ biểu diễn trượt băng nghệ thuật chỉ 35kg nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như Even Lysacek - Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới 2009; Patrick Chan - Vận động viên 3 lần vô địch Canada.Đinh Đình Hải Hoàng - Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc gia khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009 cậu giành huy chương bạc karate thế giới U15.Chàng trai vàng của thể thao nước Đức.Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức.
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các võ sỹ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển quốc gia Đức.Wendy Võ - thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữBé Wendy Võ được mọi người gọi là thần đồng bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới nay bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sỹ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2007.Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina.
Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Nga...
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ tuổi từ 8-18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.Jacquelyn Ngô - họa sỹ thiên tài tí hon của châu Úc
Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm Mỹ Thuật Casula Powerhouse cho biết: ”Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có thể bán với giá hàng trăm USD trong khi các bức tranh lớn có thể bán với giá hàng nghìn đôla.” Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của Jacquelyn, một cô bé người Australia gốc Việt.Tác phẩm của Jacquelyn Ngô đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa.Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sỹ nhí nổi tiếng khác.
Các chuyên gia tin rằng Jacquelyn sẽ có một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Australia.
Subscribe to:
Posts (Atom)