Friday, January 23, 2015

Ấn Độ mua tàu Hàn Quốc, Nga buồn-Trung Quốc lo lắng
(Bình luận quân sự) - Hàn Quốc và Ấn Độ vừa ký biên bản ghi nhớ của hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm thông thường “khủng”,khiến cho Nga hụt hẫng và Trung Quốc lo lắng. 
Hàn Quốc và Ấn Độ hợp tác chế tạo 6 tàu ngầm thông thườngTheo thông tin từ trang mạng Thông tin Khoa học Kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc, ngày 20-1 vừa qua, Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries) của Hàn Quốc - doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới đã ký kết một hiệp định chế tạo tàu ngầm, có giá trị rất lớn là gần 10 tỷ USD với Ấn Độ.
Tuần trước Tập đoàn của Hàn Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn Hindustan của của Ấn Độ, về hợp đồng đóng tàu nằm trong khuôn khổ “Kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân 40 năm tới” của quân đội Ấn Độ. Trong kế hoạch này, xưởng đóng tàu của Hindustan (Hindustan Shipyard) sẽ chịu trách nhiệm đóng 6 chiếc.
Một quan chức lãnh đạo của Hyundai Heavy Industries, từ khi Tập đoàn này triển khai thương thảo các điều khoản hợp đồng với hải quân Ấn Độ, Hindustan đã bày tỏ thành ý được tham gia vào kế hoạch. Là một doanh nghiệp chế tạo tàu thuyền lớn nhất Ấn Độ,  tuy hợp đồng chính thức chưa ký kết nhưng khả năng công ty này giành được hợp đồng là rất cao.
Nếu như Hindustan Shipyard nhận được đơn hàng, nhà máy đóng tàu Hyundai sẽ cử một nhóm chuyên gia kỹ thuật đến tư vấn, hỗ trợ và giám sát việc đóng tàu. Hindustan Shipyard sẽ chịu trách nhiệm đóng phần khung thân tàu, còn việc cung cấp và lắp ráp trang, thiết bị và vũ khí sẽ do phía Hàn Quốc đảm nhận.
Được biết, chính phủ Ấn Độ đã giành cho kế hoạch đóng 6 tàu ngầm thông thường này một khoản ngân sách khổng lồ là 9,72 tỷ USD (tương đương 10,47 nghìn tỷ Won). Như vậy, trừ các chi phí khác, mỗi tàu ngầm này sẽ có giá lên tới khoảng gần 1,5 tỷ USD/chiếc, thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới.
Trong một buổi phỏng vấn, Hindustan Shipyard đã cho các phóng viên biết là công ty này sẽ tận dụng các ưu thế công nghệ của Hyundai Heavy Industries để chế tạo các tàu ngầm thông thường lớn nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Như vậy, cả 2 phía Ấn Độ và Hàn Quốc đều trở thành “người chiến thắng” trong bản “Kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân 40 năm tới” này.
Mô hình tàu ngầm hợp tác chế tạo Ấn Độ - Đức
Mô hình tàu ngầm hợp tác chế tạo Ấn Độ - Hàn Quốc
Còn đại diện của tập đoàn đóng tàu Hàn Quốc cũng cho biết, việc hợp tác với Hindustan Shipyard đã giúp cho mảng nghiệp vụ của tập đoàn này tại Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn, trong bối cảnh trước đây công ty đóng tàu của tập đoàn phải đối mặt với những khó khăn do số lượng đơn đặt hàng sụt giảm.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ là một thị trường xuất khẩu vũ khí trọng yếu của các đại gia xuất khẩu vũ khí thế giới. Viện nghiên cứu thương mại và kinh tế Hàn Quốc năm ngoái đã đưa ra một báo cáo cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ từ năm 2009-2013, liên tục tăng trưởng bình quân 29,3% mỗi năm.
Hiện nay, trong tổng số 14 tàu ngầm của hải quân Ấn Độ chỉ có vẻn vẹn 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo INS Chakra thuộc Project 971 Shchuka-B (NATO: Akula II) thuê của Nga từ năm 2012, còn lại là 13 tàu ngầm thông thường mà hơn một nửa số đó được chế tạo từ thập niên 80 nên yêu cầu về xây dựng một lực lượng tác chiến ngầm là vô cùng cấp bách.Hiện Ấn Độ đang tăng cường xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh để bảo đảm khống chế hoàn toàn vùng biển Ấn Độ Dương. Trong vòng 5 năm tới, Bộ quốc phòng nước này sẽ đầu tư tới 76,9 tỷ USD để tân trang các thiết bị quân sự và hệ thống vũ khí đã quá già cũ của mình.
Ấn Độ hợp tác với Hàn Quốc, Nga buồn, Trung Quốc lo lắngHiện New Dehli đang nhắm tới Soeul như một nhà cung cấp tiềm năng cho các loại trang bị, vũ khí hàng đầu thế giới. Tàu ngầm, radar, xe tăng, lựu pháo, của nước này rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí thế giới bởi chất lượng và giá cả hết sức cạnh tranh.
Có thể nói thỏa thuận hợp tác tàu ngầm với Ấn Độ sẽ mở ra tương lai tốt đẹp cho nghành xuất khẩu quốc phòng nước này. Dự kiến trong một vài năm tới, New Dehli sẽ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 của Seoul.
Ấn Độ đã phớt lờ tàu ngầm Amur-1650, tích hợp BrahMos của Nga
Ấn Độ đã phớt lờ tàu ngầm Amur-1650, tích hợp BrahMos của Nga
Hợp đồng này mang lại niềm vui cho Ấn Độ và cơ hội lớn cho Hàn Quốc nhưng lại gây ra nỗi buồn cho Nga và sự lo lắng cho Trung Quốc.
Trước đây Moscow cũng đã chào bán cho New Dehli tàu ngầm Amur-1650, phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Project 677 lớp Lada. Đây là loại tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP hết sức tiên tiến và được trang bị hệ thống vũ khí tấn công đối hạm, đối đất và chống ngầm rất mạnh của Nga.
Để “mồi chài” New Dehli, Moscow còn đưa ra điều kiện hết sức hấp dẫn là hợp tác chia sẻ công nghệ và Nga cũng hứa sẽ nghiên cứu, tích hợp các phiên bản của tên lửa hành trình BrahMos trên tàu ngầm này cho Ấn Độ, để thay thế cho các tên lửa hành trình chống hạm Club-S thuộc dòng 3M-54E/E1.
Trước đây và hiện nay, Nga đã và đang là đối tác hợp tác quân sự lớn nhất của Ấn Độ với hàng loạt các dự án tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ lớp Talwar Project 11356, máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-30MKI, thế hệ 5 FGFA (phiên bản xuất khẩu của PAK FA Sukhoi T-50), xe tăng T-90, máy bay vận tải Il-76, máy bay tiếp dầu Il-78, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50.
Vì vậy, việc Ấn Độ ký hợp đồng với Hàn Quốc mà bỏ qua tàu ngầm Amur-1650, không khỏi làm Nga hụt hẫng.
Còn Bắc Kinh cũng đang lo lắng trước quyết tâm đầu tư xây dựng lực lượng tác chiến ngầm của Ấn Độ, nhằm bảo vệ khu vực sân sau của mình là Ấn Độ Dương trước sự nhòm ngó của Trung Quốc. Được biết, trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ đã chạm mặt “tàu ngầm lạ” - nghi là của Trung Quốc - tới 22 lần tại vùng biển này.
Việc Ấn Độ tăng cường tàu ngầm và máy bay chống ngầm khiến Trung Quốc lo lắng
Việc Ấn Độ tăng cường tàu ngầm và máy bay chống ngầm khiến Trung Quốc lo lắng
Hơn nữa, Bắc Kinh còn tìm cách tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương cách xuất khẩu các tàu ngầm thế hệ cũ, ví dụ như như tàu ngầm thông thường S-20 (phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Type 039 lớp Tống) hay phiên bản nâng cấp của nó là lớp S-26T cho Bangladesh và Pakistan.
Hiện Bắc Kinh đang ấp ủ tham vọng xây dựng hệ thống căn cứ quân sự với tên gọi là “chuỗi ngọc trai trên biển”, chạy từ duyên hải Trung Quốc, qua biển Đông, sang Ấn Độ Dương, tới tận châu Phi, nhằm bao vây Ấn Độ. Vì vậy, New Dehli sẽ làm tất cả để quyết tâm phá hoại chiến lược này của Bắc Kinh.
Được biết, hiện Ấn Độ đang còn có một dự án chế tạo 6 tàu ngầm AIP tiến tiến thuộc lớp Scorpène của Pháp. Nếu các dự án này đều hoàn thành suôn sẻ, hải quân Ấn Độ sẽ có vài chục tàu ngầm thông thường AIP hiện đại của Nga, Pháp và Hàn Quốc.
Về tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ đang hỏi thuê thêm 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Akula nữa của Nga, nâng số tàu ngầm này lên con số 2. Đồng thời, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công quốc nội đầu tiên mang số hiệu S-73 “INS Arihant”, mang tên lửa đạn đạo K-5 và K-15 cũng sắp được biên chế chính thức.
Động thái mua sắm các máy bay trinh sát chống ngầm hiện đại của Mỹ là P-8A Orion (phiên bản Ấn Độ là P-8I Neptune) và tăng cường lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của New Dehli đã khiến Bắc Kinh không thể yên tâm trong quá trình thực hiện tham vọng độc bá các đại dương của mình.
  • Nhật Nam


No comments:

Post a Comment