Monday, February 29, 2016

Quan hệ Việt-Mỹ: được-mất trong tình hình hiện nay

Là một người bạn của Việt Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay.", đại sứ Ted Osius.

LTS:Không thể phủ nhận, chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước. Và, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng Năm này cùng với khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ được cơ quan lập pháp của mỗi nước phê chuẩn sẽ càng góp phần làm nồng ấm hơn mối quan hệ của hai quốc gia từng là cựu thù . Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết mới của đại sứ Ted Osius. Vào tháng Giêng năm 2016, hai mươi người Mỹ và người Việt đã bắt đầu chuyến đạp xe mà chúng tôi gọi là Hành Trình Mới – A New Journey – từ Hà Nội vào Huế. Chuyến đi của chúng tôi nhằm hướng tới tương lai: giáo dục thế hệ kế tiếp, tìm hướng giải quyết các thách thức về y tế và môi trường, và tôn vinh tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam và hòa giải quá khứ chung của chúng ta, kể cả những khía cạnh đau thương nhất của quá khứ đó.
Vạn sự khởi đầu nan. Một người bạn thân trong chuyến đi giải thích ý nghĩa câu thành ngữ quen thuộc này là “việc gì khởi đầu cũng có khó khăn.” Chúng tôi bắt đầu chuyến đạp xe này khi trời đang mưa, vào đúng ngày mà sau đó chúng tôi được biết là rét nhất trong bốn mươi năm qua ở Hà Nội! Nhưng chúng tôi đã đối mặt với những khó khăn này với tư cách là một tập thể. Người Việt, người Mỹ, người nhiều tuổi, người ít tuổi, người khoẻ, người yếu hơn – không quan trọng. Mỗi người đều ráng sức, mỗi người đều chung tay giúp đỡ những thành viên khác. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau và trân trọng những người mà chúng tôi kết bạn trên đường. Điều đó khiến chuyến đạp xe trở nên dễ dàng hơn – và thú vị hơn – cho dù thời tiết không thuận lợi.
Việt Nam, Fullbright, giáo dục,
Chuyến đạp xe này của chúng tôi là sự kiện khép lại năm kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là một năm đặc biệt thành công! Chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước, và việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở đường cho chúng ta tiến tới một tương lai thịnh vượng chung. Năm nay hứa hẹn là một năm có ý nghĩa không kém, với chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng Năm và khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ được cơ quan lập pháp của mỗi nước chúng ta phê chuẩn.
Chúng ta cần phát huy tối đa những lợi thế của đà phát triển hiện có và xây dựng nền móng cho một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa và lâu dài. TạiWashington, Ngài Tổng bí thư nói rằng việc xây dựng lòng tin là chìa khoá để làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị của chúng ta,và rằng chúng ta xây dựng lòng tin bằng cách mở rộng các mối quan hệ tiếp xúc và cùng nhau làm những việc quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Thời gian đã chín muồi để chúng ta thảo luận một số phương thức cụ thể nhằm tăng cường lòng tin và cùng nhau xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh và thịnh vượng hơn, tăng cường ổn định khu vực, và góp phần vào những nỗ lực toàn cầu nhằm hướng tới một tương lai sạch hơn và lành mạnh hơn cho thế giới. 
Những điều chúng ta có thể cùng nhau làm trong năm 2016Một chuyến thăm thực chất tới Việt Nam của Tổng thống Obama sẽ làm nổi bật hình ảnh của nước Việt Nam ngày nay: trẻ trung, đổi mới sáng tạo, và là một đối tác kinh tế và ngoại giao ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định cam kết của Việt Nam về tăng cường hội nhập quốc tế, bao gồm việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện sức năng động và hội nhập này của Việt Nam với thế giới. Các bạn trẻ Việt Nam sử dụng thành thạo Facebook và rất muốn được học tập theo kiểu như ở Hoa Kỳ; tầng lớp trung lưu đang tăng lên ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về hàng hóa và dịch vụ; và các doanh nhân Việt Nam đang sẵn sàng giúp đất nước phát triển thịnh vượng.
Chuyến thăm của Tổng thống cũng sẽ cho thấy hai dân tộc chúng ta đã vượt qua được lịch sử đau thương để cùng xây dựng tương lai, một tương lai giúp tăng cường ổn định và thịnh vượng,và thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu nhân dân, trở thành điển hình cho thế giới về phương thức mà cựu thù có thể trở thành bạn và đối tác của nhau.
Từ hợp tác song phương đến hợp tác khu vực và toàn cầuChúng ta đã bắt đầu những đầu tư quan trọng cho tương lai: trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ và nguồn nhân lực của Việt Nam; trong việc phát triển cơ sở hạ tầng; và bằng việc thành tâm nhìn lại quá khứ. Năm nay chúng ta có thể tiếp tục phát huy những đầu tư này theo những phương thức cụ thể sau đây:
Giáo dục: Đại học Fulbright Việt Nam, dự kiến bắt đầu giảng dạy trong năm nay, sẽ là một trường đại học Việt Nam được xây dựng theo mô hình của Mỹ và sẽ định hình đội ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam tương lai cho các thế hệ tiếp sau.
Trường Fulbright là một trong những dự án hợp tác đáng kể mới giữa các trường đại học Hoa Kỳ và các trường đại họcViệt Nam với khu vực doanh nghiệp, và sẽ giúp đẩy nhanh cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo mà đất nước cần để tiếp tục tăng trưởng. Cũng có triển vọng tích cực cho một chương trình hoạt động của Đoàn Hoà bình (Peace Corps) tại Việt Nam, nhằm cung cấp nhân lực giảng dạy tiếng Anh hiện đang có nhu cầu lớn và mở rộng quan hệ giao lưu nhân dân trên cả nước.
Đầu tư và thương mại:Tin tưởng rằng TPP sẽ được thực thi, các công ty Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi các cơ hội đầu tư và thương mại trong các lĩnh vực hàng không, năng lượng, đô thị "thông minh", và chăm sóc sức khỏe. Để tạo thuận lợi cho các dự án này và các dự án phát triển trong tương lai, Hoa Kỳ đang kết nối sự tham gia của khu vực tư nhân và khu vực công để tạo ra công ăn việc làm ở cả hai nước bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết tại Việt Nam.
Trong một sáng kiến khác, các chuyến bay thương mại thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm tăng thêm gấp nhiều lần lưu lượng khách du lịch, hoạt động thương mại và trao đổi giáo dục giữa hai nước. Việt Nam đã sẵn sàng để được xếp "Hạng 1" trong mức xếp hạng an toàn của Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ - một điều kiện tiên quyết then chốt cho các chuyến bay thẳng.
Đại sứ quán mới:Để đáp ứng nhu cầu của mối quan hệ đối tác đang mở rộng của chúng ta, cả hai nước phải xây dựng các tòa Đại sứ quán đẳng cấp thế giới và đảm bảo an ninh tại Hà Nội và Washington, DC.
Vượt qua quá khứ. Ngay cả trước khi chúng ta tái lập quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm việc với nhau để giúp tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh, và ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. Tương tự, Hoa Kỳ tiếp tục cam kết xử lý ô nhiễm dioxin và dọn sạch bom mìn chưa nổ. Những thành công trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với các lực lượng vũ trang Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Trị có thể được nhân rộng ở những nơi khác. Những kết quả đạt được này sẽ thể hiện cam kết của cả hai nước nhằm khép lại một chương quá khứ đau thương và mở cánh cửa cho một tương lai an toàn hơn, lành mạnh hơn, và thịnh vượng hơn cho nhân dân hai nước.
Trong năm 2015, chúng ta đã bắt đầu đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước vượt qua khuôn khổ hợp tác song phương nhằm xác định những phương thức cộng tác ở tầm khu vực và toàn cầu.Sau đây là một số phương thức:
Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP):TPP cho thế giới thấy một quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi từ việc tham gia một hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao. Các quốc gia kháctrong khu vực hiện cũng muốn tham gia Hiệp định này. Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam trong quá trình Việt Nam chuẩn bị thực thi các cam kết TPP của mình. Tuy các cam kết này, trong đó có các cam kết về quyền lao động, sẽ là những thử thách, nhưng Việt Nam đã quá trình được ghi nhận tích cực về việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định thương mại song phương năm 2000 với Hoa Kỳ và các cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.
Khí hậu và bảo vệ môi trường:Nếu chúng ta có thể tăng cường cộng tác và xây dựng một dự án hợp tác mạnh mẽ với thời gian 5 năm về biến đổi khí hậu, thì điều đó sẽ giúp Việt Nam – một trong năm nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu – giảm hơn nữa lượng khí thải và chuẩn bị cho những thách thức không thể tránh khỏi. Chúng ta cũng có thể phát huy thành công của chiến dịch "Không mua sừng tê giác" năm ngoái và phát triển một dự án hợp tác mới nhằm chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã. Phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam, chúng ta có thể giúp nhau tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy hợp tác hơn nữa về chống buôn bán động thực vật hoang dã.
An ninh y tế toàn cầu:Đã là một quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu, Việt Nam rất hiệu quả trong việc theo dõi, phát hiện và ứng phó các đợt bùng phát dịch bệnh. Với việc hợp tác quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao khả năng giám sát dịch bệnh, Việt Nam sẽ cho thấy những gì có thể đạt được khi có năng lực chuyên môn và quyết tâm chính trị.
Hợp tác quốc phòng:Việc liên tục mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác gìn giữ hòa bình, cùng với những nỗ lực để giữ thế giới an toàn khỏi việc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực và giúp thực hiện các cam kết chung của chúng ta về thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Với một khuôn khổ hợp tác, chúng ta sẽ cùng nỗ lực để đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và các căng thẳng được quản lý bằng biện pháp ngoại giao.
Tăng cường hợp tác và đối thoại về nhân quyềnBảo vệ quyền con người là mục tiêu cốt lõi của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cách đây hơn 200 năm. Kể từ đó, việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền là một nguyên lý cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những nước tôn trọng quyền con người đóng góp tốt hơn cho hòa bình và an ninh khu vực, thúc đẩy nhà nước pháp quyền, chống lại một cách có hiệu quả tội phạm và tham nhũng, và tạo điều kiện để công dân các nước đó khai thác được hết tiềm năng của mình.
Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác và đối thoại giữa chúng ta về những vấn đề này bởi vì Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam thành công – một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Hiến pháp của mỗi nước chúng ta đều đảm bảo bảo vệ các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, và quyền tự do báo chí. Thật vậy, đó là những điều kiện tiên quyết để đạt được sự thịnh vượng kinh tế và an ninh chính trị lâu dài. Trong những năm gần đây, chúng ta đã cho thấy rằng chúng ta có thể nói về những vấn đề phức tạp này theo phương thức nhằm tìm kiếm đồng thuận trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Quyết định của Việt Nam về việc tiếp tục hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có việc thực hiện mục tiêu này thông qua các hiệp định thương mại tự do, có thể cải thiện mạnh mẽ nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ (và Nghị viện châu Âu) sẽ có tiếng nói trong quá trình này. Việc tiếp tục xuất hiện những báo cáo về việc sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa đã làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng trong các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ.
Là một người bạn của Việt Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay. Tuy TPP chủ yếu là một hiệp định thương mại, một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cân nhắc những thông tin ghi nhận về tình hình nhân quyền của Việt Nam khi họ bỏ phiếu, và kết quả bỏ phiếu có thể là sít sao.Những tiến bộ có ý nghĩa về nhân quyền ở Việt Nam sẽ giúp tạo điều kiện để TPP được phê chuẩn nhanh chóng hơn.
Tuy hai nước chúng ta phát triển xuất phát từ những truyền thống lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội khác nhau, như Tổng thống Obama và Tổng bí thư Trọng đã nêu rõ, nhưng chúng ta tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Và khi người Mỹ bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ hoặc sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động lao động, thì chúng tôi nói như vậy với mức độ khiêm tốn vì biết rằng Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những thách thức.
Nhưng rõ ràng là cả người Mỹ và người Việt đều tin vào các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng, tự do và công lý. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đi theo xu hướng tăng cường cộng tác và đối thoại này, bởi vì chỉ có bằng những tiến bộ có thể chứng minh được về nhân quyền thì chúng ta mới có thể khai thác được đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ đối tác giữa hai nước.
Quan hệ của chúng ta sẽ ra sao sau hai mươi năm kể từ thời điểm nàyNếu chúng ta có thể thành công– và với sự lãnh đạo sáng suốt thì tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều đó – hãy thử hình dung xem mối quan hệ của chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai. Nếu chúng ta tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác của chúng ta, thì hai mươi năm nữa kể từ thời điểm này thế hệ trẻ của hai nước sẽ cùng nhau đổi mới sáng tạo và đi đầu trong các cơ hội kinh doanh và đầu tư mới để tiếp thêm năng lượng cho một nước Việt Nam thịnh vượng hơn bao giờ hết. Họ sẽ tự do trao đổi các ý tưởng giúp cải thiện công việc kinh doanh, cộng đồng, và chính phủ của họ.
Nếu chúng ta tiếp tục hợp tác, thì các gia đình,các doanh nhân và khách du lịch của chúng ta sẽ dễ dàng đáp những chuyến bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước. Nếu chúng ta tiếp tục đi trên con đường chúng ta đang đi, thì Hoa Kỳ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Hai mươi năm nữa kể từ nay, nếu chúng ta tiếp tục hợp tác về giáo dục, thì trẻ em Việt Nam sinh ra trong năm nay sẽ tốt nghiệp trường Đại học Fulbright với tấm bằng đẳng cấp thế giới và sẽ chọn việc làm từ rất nhiều lời mời của các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới, những người mong tuyển được những người giỏi nhất và thông minh nhất.
Nếu chúng ta tiếp tục làm việc cùng nhau về nhân quyền và hỗ trợ mục tiêu của Việt Nam về việc đồng bộ hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam với Hiến pháp và các cam kết quốc tế của Việt Nam, thì các tài năng, khả năng sáng tạo và các ý tưởng của người dân hai nước sẽ được giải phóng và hòa quyện vào nhau. Nếu chúng ta tiếp tục xây dựng thói quen cộng tác và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, thì mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo có tiềm năng nhất của chúng ta sẽ không bị nhuốm màu bởi dư vị chiến tranh mà được thể hiện bằng bảng màu của những hoạt động hợp tác kiên định và tích cực. Đó sẽ là một mối quan hệ đối tác sâu sắc và đầy tôn trọng.
Nếu chúng ta tiếp tục cộng tác để giải quyết những thách thức khó khăn nhất của thế giới, thì các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta sẽ cùng chung tay để biến các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015về biến đổi khí hậu trở thành hiện thực. Cùng nhau, họ sẽ ngăn chặn các đại dịch và tăng cường dịch vụ y tế tốt hơn cho người Mỹ và người Việt Nam.
Chúng ta sẽ tạo ra được một ví dụ đầy sức thuyết phục về phương thức mà mối quan hệ song phương của chúng ta có thể đem lại lợi ích trên phạm vi toàn cầu. Nếu chúng ta tiếp tục trên con đường này, chúng ta sẽ duy trì được hòa bình ở Biển Đông và kiến tạo hòa bình cho các khu vực khác của thế giới. Các quân nhân trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam sẽ phục vụ cùng với các đồng nghiệp Mỹ, và quân đội hai nước sẽ sẵn sàng ứng phó thiên tai hoặc khủng hoảng nhân đạo và bảo vệ cuộc sống và sự an toàn cho những người gặp nguy hiểm.
Mục tiêu của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Việt Nam là rõ ràng và nhất quán: Chúng tôi ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, thúc đẩy pháp quyền và quyền con người. Mỗi trụ cột của Quan hệ Đối tác Toàn diện, được xác lập bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang vào năm 2013, đều phản ánh cam kết rộng lớn này.
Do đó, việc của chúng ta là duy trì và nuôi dưỡng nó. Không thể sớm kết luận rằng chúng ta sẽ thành công. Vạn sự khởi đầu nan. Hai nước chúng ta trước đây chắc chắn đã từng phải đối mặt với khó khăn, nhưng những bài học của quá khứ có thể giúp định hướng cho chúng ta vượt qua bất kỳ thách thức nào và giúp chúng ta xây dựng một quan hệ đối tác lâu dài. Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ đạt được nhiều, nhiều hơn nữa. Và, với nỗ lực và tầm nhìn cho tương lai, không có gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Ted Osius

Friday, February 26, 2016

NGÀY QUỐC TẾ ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN OAN VIỆT NAM

https://www.facebook.com/tuco.vothan9x/videos/606010856217469/

-4:47

Nhân ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng dân oan, từ số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội.
Cô Cấn Thị Thêu xin gửi đi thông điệp suy nghĩ của người dân oan.
Xin thông tin cùng cộng đồng quan tâm. Cảm ơn rất nhiều sự đồng cảm với mất mát từ đồng bào trên Thế Giới!
 — with Thuy NgaDũng MaiHùng Sinh NguyễnPhan Cẩm HườngGiang Nguyen ĐucTrịnh Bá TưMaria Thuý NguyễnLe HoangThao Teresaand Nguyễn Huy Tuấn.

Ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-25

10547582_1454644754797223_711240098856972695_n
Một lần biểu tình của dân oan, ảnh minh họa.
Courtesy of lehienduc.blogspot


“Ngày Quốc tế đồng hành cùng Dân oan Việt Nam” sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy 27/2/2016 tại nhiều thành phố trên thế giới nhằm kêu gọi ngườ Việt khắp nơi cùng chia sẻ, đống hành và nói lên sự thật tình cảnh người dân oan trong nước cho quốc tế biết sự cùng quẫn vì bị áp bức của họ trong hàng chục năm qua.
Hai chữ “dân oan” trong nhiều năm qua đã ghi thêm vào tự điển tiếng Việt một danh từ mới, miêu tả những người bị chính quyền trưng thu đất đai, nhà cửa hay tài sản một cách ám muội.
Những người nông dân cần cù với đất đai của mình nhưng một hôm được thông báo là mảnh ruộng, miếng đất của họ bị trưng thu làm các công trình công cộng và được trả giá đất bằng 1 phần 4 giá trị thị trường. Những thị dân mất nhà mất đất bởi các dự án phát triển đô thị nhưng không được đền bù thỏa đáng, phải sống vất vưỡng trên phần đất bị xé nhỏ của mình và kêu oan khắp nơi nhưng không ai giải quyết. Những ngôi chùa, tu viện, nhà thờ bị san bằng cũng với mục đích được nói là công ích nhưng sau đó biến thành các tụ điểm ăn chơi góp phần vào danh sách dân oan những con người hy sinh cho tôn giáo, vô tình trở thành một phần của tập thể dân oan ngày một đông đảo hơn trong nước ngày nay.
Dân oan Dương Nội là một thí dụ điển hình nhất của người dân bị mất đất tại miền Bắc Việt Nam. Gần 10 năm tranh đấu để được tiếp tục canh tác trên ruộng lúa của mình nhưng người dân Dương Nội không được chính quyền Hà Nội xử lý rạch ròi đã khiến dân oan Dương Nội được cả thế giới biết tới như một hình ảnh bất công xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp các mạng xã hội. Giờ đây các hãng tin quốc tế không còn xa lạ hay ngạc nhiên vì những cuộc biểu tình đòi đất hay những đám đông tới trước cơ quan tiếp dân nhà nước để đòi công lý.
Bà Cấn Thị Thêu, vì cùng dân oan Dương Nội tranh đấu đã bị giam cầm trong 15 tháng vì tội chống người thi hành công vụ, nói với chúng tôi tâm trạng của người dân oan trong ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam đầy ý nghĩa này:
Ngày Quốc tế dân oan 27 tháng 2 năm 2016 là ngày đầu tiên, để cho mọi người cùng lên tiềng đồng cảm và đồng hành cùng với những người dân oan trong nước.
- Giáo sư Hoàng Ngọc Tuấn
Bà con là những người đang làm ăn yên ổn thì bị chính quyền cướp hết đất đai, tài sản nhà cửa. Cướp đi quyền sống, quyền làm người của bà con. Trên con đường đấu tranh bà con đã trải qua rất nhiều năm, có người đi ba mươi năm có người hai mươi năm, đòan Dương Nội chúng tôi đi gần mười năm rồi nhưng mà thực sự không được chính quyền người ta giải quyết điều gì cả.Vì lý do đấy ngày 27 tháng Hai khi cả quốc tế cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại đồng hành cùng bà con thì bà con rất cảm động. Tất cả bà con dân oan những người trực tiếp là nạn nhân của chế độ độc tài tham nhũng này rất hưởng ứng. Trong ngày ấy tại khu vực phía Bắc Hà Nội, bà con tập trung ở số 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông vào khoảng 10 giờ sáng hay có thể muộn hay sớm hơn, bà con sẽ cùng xuống đường để nói lên tiếng nói chống lại bất công trong xã hội này, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền con người, trả lại tất cả đất đai tài sản, những gì mà chính quyền đã cướp mất của người dân.Anh Phạm Dương Đức Tùng một trong các thành viên vận động và điều hợp cho ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam, từ Pháp anh Tùng cho biết:
Mục đích của ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam là để trong cùng một ngày người Việt và các người bạn ngoại quốc có quan tâm từ mọi nơi trên thế giới sẽ đồng hành và chia sẻ nỗi đau cùng dân oan Việt Nam. Để tạo thế đồng thuận và hỗ trợ cho tiếng nói chung của dân oan trên khắp đất nước Việt Nam. Gây tiếng vang lớn cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế biết đến hoàn cảnh dân oan tại Việt Nam.Thứ đến là đồng loạt xuống đường đòi công lý và quyền con người phải được tôn trọng để chấm dứt hiểm họa dân oan ngày càng gia tăng, đặc biệt vì Việt Nam là một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà trách nhiệm hàng đầu là bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.Trong ngày này có hơn 20 thành phố của nhiều nước từ châu Âu sang Úc, Mỹ và Việt Nam cùng có các hoạt động cụ thể nhằm đánh động cho người Việt khắp nơi biết thêm nhiều hơn về người dân oan Việt Nam. Tại Sydney Úc, giáo sư âm nhạc Hoàng Ngọc Tuấn là một thành viên trong nhóm vận động cho biết mục đích mà ngày Quốc tế đồng hành cùng Dân oan Việt Nam muốn nhắm tới:
Có lẽ anh và mọi người đều biết ở Việt Nam trước đây những cuộc đấu tranh cho nhân quyền thường thường những chủ điểm tập trung vào tù nhân lương tâm. Đó là những nhà báo, nhà văn tiếng tăm họ có những phát biểu, phản đối những sự sai trái của chế độ và bị chế độ bắt bớ  hành hạ, đánh đập giam cầm thì chúng ta đấu tranh cho họ. Nhưng chúng ta quên một tầng lớp nữa đó là những người không có tên tuổi, họ là người dân bình thường và chịu đựng sự oan ức trong cuộc sống. Từ việc mất đất mất nhà không được đền bù một cách xứng đáng, đến việc họ bị phạt oan, bị bắt oan, bị chết oan trong đồn công an….họ bị đối xử oan trên mọi phương diện. Họ có thể là nông dân, có thể là công nhân, tu sĩ, học sinh sinh viên, giáo chức hay mọi ngành nghề đầy khắp trên đất nước Việt Nam.Bộ luật Hồng Đức của thời Lê Thánh Tôn đã cho quyền tư hữu, quyền sở hữu đất đai chứ không nhân danh sở hữu toàn dân mà tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân Việt Nam.
- Ông Phạm Trần Anh 
Mình không thể biết được tổng số là bao nhiêu nữa nhưng mà số dân oan vô cùng lớn. Ngày Quốc tế dân oan 27 tháng 2 năm 2016 là ngày đầu tiên, để cho mọi người cùng lên tiềng đồng cảm và đồng hành cùng với những người dân oan trong nước. Cảm thông với số phận của họ và góp chung tiếng nói và lời phản đối của họ đối với một chế độ không có công lý, rất phi nhân.Ba thành phố tại Úc là Sydney, Melbourne và Bribane đồng loạt có những hoạt động cho ngày này. Tại Sydney sẽ có buổi Hát cho dân oan do Tổ chức yểm trợ nhân quyền đứng ra tổ chức với sự góp mặt của khoảng 15 ca sĩ trong đó có mặt ông Võ Đại Tôn với những bài thơ về dân oan. Những diễn giả là các dân biểu, Thượng nghị sỹ trong chính quyền của Úc cũng như báo chí truyền thông Việt Ngữ và Úc sẽ lưu ý về ngày này.
Ông Phạm Trần Anh người đại diện tại California cho biết các hoạt động trong ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam như sau:
Tại Little Sài Gòn trước hết chúng tôi phối hợp đồng bộ trong nước cũng như tất cả các châu lục trình bày để cho đồng bào hải ngoại hiểu rõ được nỗi thống khổ của dân oan cũng như vận động các dân biểu ở địa phương sở tại để hỗ trợ cho dân oan Việt Nam. Những người bị cướp đoạt hết tất cả tài sản không còn chốn dung thân, chịu cảnh màn trời chiếu đất ở Việt Nam.Chế độ cộng sản cứ nhân danh dân chủ nhưng thật ra còn thua chế độ phong kiến. Bộ luật Hồng Đức của thời Lê Thánh Tôn đã cho quyền tư hữu, quyền sở hữu đất đai chứ không nhân danh sở hữu toàn dân mà tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân Việt Nam. Chúng tôi cũng có những bài thuyết trình cũng như có chương trình văn nghệ đấu tranh đặc biệt là ban tù ca Xuân Điệu và ban Câu lạc bộ Tình nghệ sĩ với những bài dân oan để sẻ chia, đồng cảm, đồng hành cùng đồng bào dân oan trong nước.Sáng ngày 27 tháng Hai năm nay có lẽ là ngày mà người dân oan Việt Nam sẽ lấy làm ngày kỷ niệm cho từng gia đình của họ. Đây sẽ là ngày mà người dân các nước biết rõ hơn về những gì mà họ gánh chịu trong suốt nhiều chục năm qua, để từ đó có cái nhìn công bằng hơn cho những nạn nhân suốt đời tranh đấu bảo vệ quyền làm người của mình, trong đó có cái quyền chính đáng là bảo vệ tài sản, đất đai của người dân oan Việt Nam.

Tuesday, February 23, 2016

Kêu gọi tham gia “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” 27/02/2016

T2, 02/22/2016 - 16:19
Nhiều tổ chức, nhà đấu tranh trong cộng đồng người Việt Quận Cam kêu gọi đồng hương tham gia vào “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam”, sẽ được tổ chức tại nhiều nơi vào Thứ bảy 27 tháng 2 năm 2016 sắp tới.
Sự kiện này tại Nam California sẽ được tổ chức tại Thư Viện Việt Nam (10872 Westminster Ave, Garden Grove, tel: 714 590-6190), từ 6:30 PM – đến 9:30 PM ngày 27/02/2016. Ban tổ chức bao gồm:
- Phong Trào Diên Hồng Thời Đại: GS Nguyễn Thanh Liêm
- Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Phạm Trần Anh
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng
- Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
- Khối 8406: Vũ Hoàng Hải
- Liên Ủy Ban Chống Cộng và Tay Sai: Phan Kỳ Nhơn
- Phong Trào Dân Chủ Cho Việt Nam: GS Nguyễn Bảo
- Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali: KS Trương Ngãi Vinh
- Ban Tù Ca Xuân Điềm
- CLB Tình Nghệ Sĩ
Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan được tổ chức để mọi người cùng chia xẻ nỗi đau với dân oan trên toàn quốc, chống bạo quyền cộng sản, đòi nhà cầm quyền phải trả lại đất đai tài sản của đồng bào dân oan, phải trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân.
Cùng trong một ngày, người Việt và những người bạn ngoại quốc có quan tâm từ mọi nơi trên thế giới sẽ cùng chia sẻ nỗi đau cùng Dân Oan Việt Nam, tạo thế đồng thuận và hỗ trợ cho tiếng nói chung của Dân Oan trên khắp đất nước Việt Nam, gây tiếng vang lớn để cho người dân trong nước và cộng đồng thế giới biết đến thảm cảnh Dân Oan.

Đồng thời, ban tổ chức cũng kêu gọi đồng loạt xuống đường đòi Công lý và Quyền Con Người phải được tôn trọng ở Việt Nam, để chấm dứt thảm hoạ Dân Oan càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Lưu ý rằng Việt Nam đang là một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà trách nhiệm hàng đầu là phát huy và bảo vệ Quyền Con Người trên toàn thế giới.

Dân Oan Việt Nam là những người dân lương thiện, nay trở thành nạn nhân do những chính sách và những biện pháp quản lý đầy oan sai của chế độ cầm quyền CSVN. Dân Oan hiện diện khắp nơi trên 63 tỉnh thành của đất nước, trong mọi tầng lớp của xã hội. Họ là những người bị trù dập oan ức, bị cưỡng cướp oan nhà cửa và đất đai. Họ bị phạt oan, bị đánh oan, bị kết án và giam tù oan. Họ bị chết oan bởi hệ thống luật pháp bất minh và bất công. Họ bị đối xử oan sai vì thực hiện những quyền căn bản về tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Dân Oan có thể là nông dân, công nhân, tu sĩ, học sinh, sinh viên, giáo chức, công chức, nghệ sĩ, trí thức, v.v.

Tham gia “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” để góp phần tạo ra Số Đông khắp nơi trên thế giới. Đến nay đã có sự hưởng ứng của đồng bào người Việt từ 20 thành phố ở nhiều quốc gia. VỚi số đông, phong trào mới đánh động sự quan tâm của quốc tế, tạo ra áp lực buộc CSVN phải chấm dứt thảm cảnh Dân Oan tại Việt Nam.

Ban tổ chức sẽ thông báo mục đích và thời gian tổ chức sự kiện “Ngày Quốc tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” đến Uỷ ban bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các toà đại sứ của các nước tại Việt Nam, các cơ quan quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, các trang mạng xã hội và cơ quan truyền thông quốc tế.
Có thể liên lạc qua địa chỉ email danoan2016@gmail.com, trang Facebook “Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam”https://www.facebook.com/danoan2016.

Friday, February 19, 2016

https://www.facebook.com/danoan2016/videos/1716665895248083/

NGÀY QUỐC TẾ ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN OAN TÒAN QUỐC
https://www.facebook.com/danoan2016/videos/1716665895248083/

Thursday, February 18, 2016

GỌI NHAU XUỐNG ĐƯỜNG Ta đã sống ngày quê hương quật khởi
Đòi nhân quyền, tim rực lửa khát khao
Khắp ba miền đất nước… đại dương gào 
Phá xiềng xích, đòi Tự Do Dân Chủ!
Những ngọn nến thắp sáng đêm không ngủ!
Lời nguyện cầu thêm nghị lực đấu tranh
Nén đau thương, dồn sức mạnh đồng thanh
Hô đả đảo đảng độc tài tham nhũng!
Những gào thét… dân oan đòi tố tụng, 
Đòi bồi hoàn nhà đất bị trưng thu!
Những bất công, mất mát phải đền bù
Từ đồng nội về thủ đô, thành phố…
Ta đã “sống”… những âm thanh cuồng nộ
Đòi bạo quyền phải giải thể cho mau.
Lại đình công, bãi thị, nắm tay nhau
Gọi Tuổi Trẻ cùng xuống đường, đừng sợ!
Bừng khí thế siết vòng vây trụ sở
Phá Lăng Hồ, xé ảnh, đốt bù nhìn
Đập tượng Mao, tượng Mác, tượng Lê-nin!
Đốt cờ máu, đòi Hoàng Sa, Bản Giốc!
Đả đảo bạo quyền, tay sai thâm độc
Nội tuyến, nằm vùng vâng lệnh Bắc Kinh,
Lũ Việt gian phản quốc phải tử hình
Quật chúng xuống, bắt cúi đầu đền tội!
Giờ đã điểm! Bạo quyền đang hấp hối!
Sung sướng thay được chứng kiến những ngày
Cờ tự do dân chủ lại tung bay
Bừng khí thế mùa “Diên Hồng Mở Hội”! Hồ Công Tâm



Wednesday, February 17, 2016

VUỐT MẶT ... LUỐNG ĐOẠN TRƯỜNG!


TRONG NHỮNG GIỜ PHÚT SÀIGÒN HẤP HỐI đó, tôi đã quyết định ở lại. Lẽ nào cả một chế độ lại suy xụp mau chóng như thế này sao? Tôi không tin điều đó nên quyết định cùng với một số anh em tìm về miền Tây xem còn nơi nào chiến đấu mình sẽ vào đó chiến đấu tới cùng. Trong khi bà con chạy ngược lên Sài Gòn ra hướng biển thì tôi và Phan Lạc Giang Đông chạy ngược xuống Long An … để rồi cuối cùng thì chẳng còn gì...  


Còn gì nữa đâu khi tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát đúng nghĩa của một viên tướng thủ thành như các danh tướng Phạm văn Phú, Trần văn Hai, Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


Gươm đàn hề nửa gánh, Sầu cố quốc khôn khuây … Nam nhi hề chí khí, Vuốt mặt luống đoạn trường!


Những ngày tháng buồn phiền, hoang mang lo sợ của anh em quân nhân công chức Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, nhất là khi cái gọi là “chính quyền cách mạng lâm thời” ra thông cáo kêu gọi đi trình diện. Anh em chúng tôi ngồi la liệt trong sân sau của Toà Đô Chánh Sài Gòn, mỗi người một tâm trạng không nói ra nhưng ai cũng hoang mang lo sợ. Tôi ngồi bên mấy người bạn, anh em ngao ngán nhìn nhau. Thấy tôi ngồi hút thuốc lá liên tục hết điếu này đến điếu khác, ai cũng hỏi Phạm Trần Anh tính sao? Tôi cười hề hề… đã đến lúc này còn tính sao nữa. Chấp nhận thương đau tới đâu thì tới. 


Khi đi trình diện mỗi người phải kê khai lý lịch “Ba đời của gia đình” và 3 người bạn thân nhất. Trời xui đất khiến sao đó, tôi đem ngay ông cậu em bà ngoại của tôi trước theo Việt Minh sau trở thành đảng viên cộng sản đã chết ở Côn đảo vào lý lịch. Tôi lại khai 3 người bạn thân, thực ra là chỉ nghe tên chứ có quen biết gì đâu là Trần Quang Long, Phan Duy Nhân và Trần Triệu Luật trước 1975 là những sinh viên Cộng Sản hoặc khuynh tả thân cộng tôi cũng không rõ lắm. Tết Mậu Thân cả ba đã vào mật khu của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã chết rồi thì lấy ai mà kiểm chứng đây?.


Chúng tôi ai cũng ít nhiều lo lắng nhất là lúc chờ đợi gọi tên từng người vào trình diện thật lâu mà không thấy ra nên lo sợ không biết số phận người anh em mình ra sao? Đến lúc gọi tên tôi vào trình diện tôi mới vỡ lẽ ra. Vừa bước vào phòng tôi thấy một anh Việt cộng xanh xao gầy còm không còn bám cành đu đủ nữa mà ngồi chồm hổm kiểu nước lụt trên cái ghế trước mặt là cái điếu cày thuốc lào loang lổ vết bẩn trên bề mặt ống tre. Ông ta không nhìn tôi mà cúi mặt đọc từng chữ trên tờ khai lý lịch của tôi một hồi lâu mới cất tiếng hỏi: “À, anh làm quản đốc coi tù hả?”. 


Tôi giật mình té ra anh chàng này chắc chắn là tù Côn đảo, Phú Quốc rồi nên bị ám ảnh bởi Quản đốc Trung tâm Cải huấn coi tù rồi, không khéo nó trả đòn thù thì khốn nạn! Tự nhiên tôi nhớ tới ông cậu em bà ngoại đi theo Việt Minh bị bắt giam ở Côn Sơn nên buột miệng hỏi: “Chắc là ông có ở tù ngoài Côn đảo?”. Anh ta gật đầu, tôi hỏi tiếp: “Vậy anh có biết ông Lưu Chí Hiếu không?” Ông ta nói ngay như một cái máy: “Ai mà không biết anh Hai Hiếu … mà sao anh biết anh Hai Hiếu?”. Tôi trả lời ngay: “Ông ấy là ông cậu ngoại của tôi”. Nghe vậy, chắc ông ta tưởng tôi thuộc gia đình “cách mạng” đây, với tay lấy cái ống châm điếu thuốc, rít một hơi dài rồi chậm rãi hỏi: “Anh có muốn đề nghị gì không? ”. 


Trong một thoáng tình cờ, tự nhiên tôi trở thành gia đình “cách mạng” nên đã lỡ thì chơi tới luôn để tính sau, tôi nói: “Đề nghị với anh cho tôi về lại Lâm Đồng”. Không nói gì, ông ta lúi cúi viết rặn ra từng chữ … gần mười phút sau mới đưa cho tôi tờ giấy chứng nhận trình diện rồi bước ra cửa trước của toà Đô Chánh. Tôi lấy bật lửa châm điếu thuốc Bastos rồi móc tờ giấy ra xem. Trên tờ giấy đánh máy quay ronéo có mấy chữ nguệch ngoạc: “Đề nghị cho anh Phạm Trần Anh về tiếp tục phục vụ tại Lâm Đồng”. Tôi giật mình rồi mỉm cười vỏn vẹn chỉ có mấy chữ mà tôi lại trở thành gia đình cộng sản rồi! 


Quả nhiên khi tôi về lại Bảo Lộc, đến Uỷ ban nhân dân xã Lộc Thiện trình diện thì thấy Trần Minh Thảo trước dạy ở trường Trung học Bảo Lộc đầu đội nón cối, vai đeo túi “Xà cốt”, y ngạc nhiên hỏi tôi: “Ông còn về đây làm gì?”. Tôi cười trả lời tỉnh queo: “Ủa sao không về bạn?”. Y xem tờ giấy chứng nhận trình diện của tôi im lặng một chút rồi nói: “Thôi ông cứ về đi ....”. Tôi biết y nói vậy chứ nghi ngờ và cay cú lắm. 


Sau đó, tôi bị gọi đi học tập ngắn hạn 10 ngày ở địa phương, tôi có sơ hở khi tranh luận với tên Ba Đạt thường vụ huyện Bảo Lộc khi y hỏi tôi là tại sao lại ghi là trí thức vô sản chân chính. Tôi nói “Hiện giờ tôi là trí thức vô sản chân chính, các anh cứ điều tra xem tôi có tài sản nhà cửa gì không trong khi các anh là giai cấp vô sản thì bây giờ nhà cửa tài sản…”. Cuối khoá học chúng yêu cầu tôi lên phát biểu cảm tưởng thì tôi nói là: “Tôi “có tội” với nhân dân vì trong quá khứ đã “Kềm kẹp” nhân dân bằng giấy tờ khiến nhân dân “mất tự do và đói khổ hơn bây giờ…” khiến cả hội trường phì cười một cách rất ư là đau khổ..!”.


Sau này, tôi được biết là có lần họp tên Thảo đưa ra vấn đề đưa tôi đi học tập dài hạn vì tôi không ra cộng tác với “cách mạng” thì bà Tám, trưởng khu 4 xã Lộc Thiện trước là một bạn hàng chợ Bảo Lộc. Bà Tám đã đấu tranh bênh vực: “Tôi biết nó từ trước “giải phóng”, tuy nó là Trưởng ty “Ngụy” nhưng nó nghèo, vợ nó phải bán chè cho học sinh, nó đã bênh vực cho dân nghèo trong phiên họp bạn hàng chợ Bảo Lộc...”. Số là trong phiên họp do tòa Hành chánh tỉnh mời bạn hàng chợ về việc chỉnh trang chợ, tôi có nói rằng: “Bà con hãy nghĩ tới lợi ích chung là xây dựng ngôi chợ mới lớn hơn, đầy đủ tiện nghi hơn và đẹp như chợ Đà Lạt. Bà con đừng nghĩ là chính quyền bày ra để khó dễ đòi hối lộ. Xin mời bà con cứ vào Toà Hành chánh tỉnh gặp thẳng tôi, tôi bảo đảm trong vòng một tháng có giấy phép và không mất một đồng nào. Nếu ai biết hút thuốc tôi còn mời một điếu Bastos nữa...”.


Chuyện đời nhiều khi nghĩ lại cũng thấy cảm động vui vui xem như trúng xổ số lô an ủi vậy ... Tôi còn nhớ là khi nhận lệnh bàn giao quận Tam Bình sang Minh Đức thì có 147 thân hào nhân sĩ, giáo chức kể cả nghị viên Hội đồng Tỉnh ký tên vào kiến nghị xin Đại tá Tỉnh trưởng giữ tôi ở lại Tam Bình nhưng không được nên lấy nhà lồng chợ tổ chức đãi đằng ăn nhậu suốt đêm … 


Hầu như mấy ông Quận trưởng nào cũng không ưa tôi vì tôi là “kỳ đà cản mũi” nên quận nào cũng chỉ ở được hơn một năm thì bị đề nghị thuyên chuyển. Rời quận Minh Đức sang Trà Ôn chưa được một năm lại nhận lệnh về trình diện toà Hành chánh Tỉnh với lý do là cấp chỉ huy duy nhất ở tỉnh Vĩnh Long không gia nhập đảng Dân chủ. Tôi về tỉnh lên gặp thẳng Đại tá Trần văn Thì, tôi yêu cầu cho tôi biết lý do, tôi không tham nhũng như ai đó ... 


Thấy tôi lớn tiếng, ông ta gọi điện thoại cho ông Phó Tỉnh trưởng lên kéo tôi xuống. Sau đó tôi được cử đi thanh tra nghĩa là ngồi chơi xơi nước … Tôi còn nhớ là khi thành lập nhóm Hà Thúc Nhơn chống tham nhũng tại võ đường Hoa Lư của Vovinam, tôi gặp nhà “Giám sát viện tư Ngô Xuân Thọ”, người từng tố cáo với báo chí bố ông là Chủ tịch Giám sát viện Ngô Xuân Tích đã lấy của công 4 chiếc vỏ xe. 


Anh em chúng tôi quen biết và quý mến nhau nên khi nghe tin tôi bị trù dập đã viết thư giới thiệu tôi với anh Nguyễn Huy Hân, một người sạch lúc đó đang giữ chức Tổng Giám đốc Thuế vụ để về Sài Gòn lo việc chống tham nhũng, gian lậu thuế. Bây giờ nghĩ lại so với bọn cộng sản tham nhũng gấp ngàn lần chế độ Việt Nam Cộng thì những “Ngày xưa thân ái” cứ như chuyện phong thần vậy!


(Trích trong Đoạn Trường Bất Khuất của Phạm Trần Anh.LL phamtrananh2015@gmail.com)