Sunday, May 31, 2015

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM 
CỐ TÌNH TRIỆT HẠ CHÙA LIÊN TRÌ-THỦ THIÊM




          Kính gởi:

- Quý Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

          Đồng kính gởi:

Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo.

- Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế, các Cơ quan báo chí hoàn vũ.

          Ngày 13-05-2015, một tổ chức thuộc Ủy ban Nhân dân quận 2, thành phố Sài Gòn, gọi là “Hội đồng bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định khu đô thị mới Thủ Thiêm” đã gởi đến Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện trưởng kiêm Tổng ủy viên Từ thiện Xã hội thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất (nhưng gọi xách mé theo thế danh là “ông Phan Ngọc Ấn”) một “Thông báo về việc gửi tiền vào ngân hàng để áp dụng biện pháp hành chính thực hiện thu hồi đất đối với cơ sở thờ tự chùa Liên Trì trong khu đô thị mới Thủ Thiêm”.

          Trong thông báo này, nhà cầm quyền CS quận 2 cho biết đã gởi vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam số tiền trên 784 triệu đồng VN, cùng với lời hứa hẹn tái bố trí chùa Liên Trì trên nền đất số 17 và một phần nền đất số 16, 18 lô C2-05 tại khu dân cư 50ha phường Cát Lái, quận 2 với diện tích là 609,75 m2. Đây là thái độ cường quyền lần thứ hai sau thái độ cường quyền thứ nhất vốn đã biểu lộ ngày 18-08-2014, khi nhà cầm quyền phường An Khánh, quận 2, gởi đến Hòathượng một “Thư mời” mang tính triệu tập cùng bản “Phụlục” với lời lẽ đe doạ sẽ “thực hiện biện pháp hành chính để thu hồi chùa” bằng số tiền giải tỏa đền bù là 5.418.076.120 đồng (xin xem Tuyên bố của HĐLTVN ngày 30-08-2014).

          Tiếp tục lập trường của mình là bảo vệ tự do tôn giáo cũng như cơ sở tài sản của Giáo hội do các vị tiền bối để lại, Hòa thượng Thích Không Tánh quyết không di dời chùa Liên Trì và không nhận số tiền bồi thường mà nhà cầm quyền -qua việc tự ý chuyển vào ngân hàng như biện pháp hành chánh- đã áp lực Hòa thượng phải nhận để cướp lấy rồi phá hủy chùa.

          Trước sự kiện này, trong tinh thần hiệp thông các giáo hội và ý thức bảo vệ lẽ phải cũng như tự do tôn giáo, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tuyên bố:

          1- Vì đã hiện diện tại Thủ Thiêm hơn 70 năm nay, như một nơi chiếu rọi ánh đạo vàng và đức từ bi của Phật giáo cho nhân dân trong vùng, Chùa Liên Trì phải có quyền tồn tại ở khu đô thị mới này, mà theo quy hoạch là một khu dân sinh. Mà người dân thì dù ít dù nhiều vẫn có niềm tin tôn giáo và cũng cần cơ sở tôn giáo để phục vụ cho các nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, phượng thờ của họ (như truyền thống ngàn đời của Dân tộc).

          Việc xóa bỏ sự hiện diện của chùa Liên Trì (cũng như mọi cơ sở tôn giáo khác) tại Thủ Thiêm trước hết là bất biết nhu cầu tôn giáo chính đáng của nhân dân! Thứ đến là tạo điều kiện để những kẻ vô thần có thể ung dung làm chuyện tội lỗi, thậm chí tội ác, vì thiếu sự hiện diện mang tính nhắc nhở lẫn quấy rầy của tôn giáo, và như thế là tiếp tục việc phá hủy truyền thống đạo đức văn hóa dân tộc mà chế độ CS đã và đang làm hơn 70 năm nay trên đất Việt.

          2- Ngoài mục đích tạo lợi nhuận cho các nhóm lợi ích thân cận với đảng viên và quan chức địa phương tại vùng đất vàng này (dẫn tới việc di dời cách bất công hơn 15 ngàn hộ dân), việc xóa sổ Chùa Liên Trì còn nhằm chấm dứt vĩnh viễn những hoạt động tại đây mà nhà cầm quyền CS đã luôn coi là một nguy cơ cho chế độ.

          Đó là việc cho các dân oan mất đất được đến tá túc trên hành trình khiếu kiện của họ, một hành trình vừa đầy ắp những đau khổ tuyệt vọng của dân lành vừa ngập tràn những tố cáo lên án đối với chế độ bất công và tàn nhẫn. Đó là việc quy tụ để săn sóc, an ủi, cứu trợ các Thương binh Việt Nam Cộng Hòa, một thành phần bất hạnh mà đến tận hôm nay, đảng CS vẫn tiếp tục căm thù và coi như bằng chứng tố cáo cuộc xâm lăng trắng trợn của họ. Đó là việc mở rộng cửa cho sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức xã hội dân sự độc lập mới bắt đầu hình thành nhưng đã bị nhà cẩm quyền cho là bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho chính sách độc tài toàn trị. Đó cũng là việc tổ chức những hoạt động từ thiện như giúp đỡ kẻ nghèo, cứu trợ bệnh nhi trong một tinh thần nhân đạo làm cảm động lòng người nhưng lại gây khó chịu cho những kẻ thực thi việc cứu tế cách máy móc, vô cảm.

          3- Chúng tôi tự hỏi luật lệ chính đáng nào cho phép nhà cầm quyền độc đoán nhét vào tay người dân (ở đây là qua ngân hàng) một số tiền để cưỡng bức họ phải ra đi để lại tài sản (đất đai, nhà cửa) với lý do là để nhà nước thực hiện kế hoạch phát triển dân sinh, trong khi thực chất chỉ là kinh doanh trên mồ hôi xương máu của họ và tổ tiên họ kể kiếm lợi nhuận kếch sù. Điều này có vô vàn bằng chứng kể từ khi đảng Cộng sản tự cho mình là sở hữu chủ mọi tài nguyên đất đai của nước Việt và kể từ khi đảng tống cổ hàng vạn tập thể và hàng triệu cá nhân (nông dân lẫn thị dân) ra khỏi nơi sinh sống và sinh hoạt lâu đời của họ.

          4- Cùng với Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quốc nội lẫn hải ngoại, cùng với bao tiếng nói của cá nhân và tập thể trong nước lẫn ngoài nước, người Việt lẫn người ngoại quốc, Hội đồng Liên tôn cực lực phản đối kế hoạch cưỡng chiếm Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền Cộng sản, cũng như hoàn toàn ủng hộ lập trường của Hòa thượng Viện chủ. Đây lại thêm một bằng chứng nữa về chính sách đàn áp tôn giáo của Nhà cầm quyền độc tài vô thần cộng sản, một chính sách sắp được hợp pháp hóa qua Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà Quốc hội –dưới sự chỉ đạo của đảng- đã biên soạn bất chấp ý kiến, nguyện vọng và quyền lợi của các tôn giáo.

          5- Chúng tôi cũng kính mong các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan báo chí, các cộng đồng người Việt khắp nơi, nhất là vị Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự tôn giáo, hãy lên tiếng phản đối, tìm cách ngăn chặn việc làm phi tôn giáo, phi nhân quyền của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giữa lúc VN đang mong muốn gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự tồn tại của Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm cũng là sự tồn tại của tự do tôn giáo, sự tồn tại của những giá trị tâm linh, sức mạnh tinh thần vốn rất cần thiết cho một Việt Nam đang từng ngày bị băng hoại bởi chủ nghĩa và chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị.

          Làm tại Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 2015, nhân Đại lễ Phật đản.

          Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.
          Công Giáo:

- Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
- Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
- Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
- Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)

          Phật Giáo:

- Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
- Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)

          Tin Lành:

- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
- Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
- Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
- Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)
- Mục sư Đinh Diêm (điện thoại: 0169.237.4741)

          Cao Đài:

- Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

          Phật Giáo Hoà Hảo:

- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng (điện thoại: 0199.2432.593)
- Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
- Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
- Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)

Saturday, May 30, 2015

Trangđài Glassey-Trầnguyễn - Tính Trung Thực về Lịch Sử trong “một cơn gió bụi"

 

Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5 năm 2015

Lệ Thần Trần Trọng Kim

Đã được tác giả trình bày trong buổi ra mắt sách Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim ngày 24/5/2015 tại Việt Báo, Little Saigon

 

Xin trân trọng kính chào Quý Vị,

 

Khi Ban Tổ Chức nhờ tôi góp lời trong buổi ra mắt sách “một cơn gió bụi" của Học giả Trần Trọng Kim, tôi dự định sẽ trình bày đôi điều về những đóng góp quan trọng của ông trong tiếng Việt và giáo dục. Tôi muốn viết từ kinh nghiệm một người dạy tiếng Việt từ khi mới qua Mỹ, và từ những công việc tôi được tham gia gần đây nhất liên quan đến chương trình giáo dục song ngữ Anh Việt ở trường công lập của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về tác phẩm này, tôi bị thu hút bởi tính trung thực về lịch sử trong hồi ký, và những biến cố và chi tiết lịch sử không được ghi lại trong sách Anh ngữ về lịch sử Việt Nam mà tôi đã đọc. Trong khuôn khổ một bài nói ngắn, tôi xin chú trọng về tính trung thực của quyển hồi ký, qua những chứng từ gần đây nhất, cũng như qua những gì tôi cảm kích về tác giả. Qua đó, tôi cũng đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm này đối với một người thuộc thế hệ 1.5 như tôi.

 

Trong Tháng Tư vừa qua, người Việt ở hải ngoại và một số người Việt trong nước đã tưởng niệm 40 năm ngày miền Nam bị cưỡng chiếm. 1975, 40 năm trước, một quân đội đã tuẫn tiết. 2015, 40 năm sau, một dân tộc đã tái sinh. Tôi dùng chữ tuẫn tiết, thay vì tan rã, bởi vì có rất nhiều tướng lãnh và binh sĩ của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu đến phút cuối cùng, hoặc đã tự sát vì chính nghĩa và danh dự, vì muốn cùng chết với một miền Nam đã bị bức tử. Tôi nói đến tái sinh, vì những mầm sống mới đã nẩy lộc xanh ở hải ngoại, và ngay cả trong nước, dù dưới một chế độ độc tài.

 

Tôi nhắc đến Tháng Tư 1975, không chỉ vì đây là một biến cố quan trọng trong lịch sử dân tộc, mà còn vì mối liên hệ của biến cố này và quyển hồi ký “một cơn gió bụi" của học giả Trần Trọng Kim, nhất là ở chỗ ông viết hồi ký này bằng một tấm lòng yêu nước, mà như ông nói, là “làm hết bổn phận làm người" (tr. 171). Ông đã viết với chính nghĩa, với danh dự, và trách nhiệm trong những năm cuối đời, ở cuối thập niên 1940.

 

Phụ đề của quyển sách là: Hồi ký về một giai đoạn lịch sử đau thương. Giai đoạn lịch sử ấy có liên hệ máu mủ đến đời sống của người Việt ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vì nếu Chính phủ Trần Trọng Kim không bị Đảng Việt Minh cướp, thì làn sóng đỏ đã không tràn khắp Việt Nam. Và có thể người Việt đã không phải bỏ nhà bỏ xứ ra đi trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, chạy từ Bắc vào Nam, và từ Nam đi khắp thế giới trong suốt sáu thập niên qua.

 

Hơn nữa, giai đoạn lịch sử hiện nay của dân tộc trên quê hương cũng còn lắm những đau thương, mà một phần nguyên do của những đau thương hiện nay khởi đi từ những biến cố mà Trần Trọng Kim đã ghi lại trong hồi ký. Ôn cố, tri tân. Chúng ta ôn lại những đau thương của thời trước, để biết tại sao dân tộc dù đã nhiều lần ‘khổ tận’ mà tới giờ vẫn chưa được ‘cam lai,’ dù ở thập niên 1940, Việt Nam đã có một vận hội mới để được độc lập và duy tân.

 

Kính thưa Quý Vị,

 

Trần Trọng Kim là một con người đa tài và có óc khai phóng. Ông là một sử gia lỗi lạc, một học giả uyên bác, một nhà ngữ học có công cách tân tiếng Việt, một nhà văn hoá, một nhà Phật học, một nhà chính trị (dù miễn cưỡng, nhưng khi đã nhập cuộc thì tận tâm), và một triết gia. Độc giả cần lưu tâm điều này để đón nhận “một cơn gió bụi" một cách thấu đáo, để thấy rằng những tài liệu gọi chính phủ của ông là ‘bù nhìn của Pháp và Nhật' là sai lệch.

 

“Cơn gió bụi” mà Trần Trọng Kim ghi lại cho chúng ta đã diễn ra hơn sáu thập niên trước. Bụi đã lắng. Hôm nay, chúng ta được nhìn về giai đoạn lịch sử đó từ một nơi ở ngoài quê hương, và nhìn về nó với một khoảng cách thời gian. Hơn nữa, chúng ta còn nhìn về nó với những biến cố lịch sử đã diễn ra ngay sau đó. Nhờ tất cả những thuận lợi này, chúng ta có thể có một cái nhìn rõ ràng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động.

 

Nhưng chúng ta còn có một lợi thế khác, thật quý và cần, đó là phần phụ đề trong hồi ký này. Những chứng từ của những người trong cuộc mà tôi xin gọi là ‘từ phía bên kia,’ đã viết lại những điều liên quan đến “một cơn gió bụi,” như bài viết của Tô Hải, như trích đoạn “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, góp phần xác nhận tính trung thực của hồi ký Trần Trọng Kim. Đây là công việc vẫn còn cần được tiếp tục, để như Tô Hải kêu gọi, “hãy bạch hoá tất cả những gì có được trong tay” (tr. 260). Những chứng từ này góp phần vạch ra những bịm bợp chính trị, để giúp dân tộc tái sinh. Chứng từ của những người như Tô Hải và Trần Đĩnh giúp giải thích tại sao Trần Trọng Kim và chính quyền của ông không được nhắc đến trong nhiều sách sử liên quan đến Việt Nam, như quyển “The Emergence of Modern Southeast Asia” do Norman Owen chủ biên, Nxb Đại học Hawai'i tại Honolulu ấn hành năm 2005.

 

Điều đáng chú ý là Chí sĩ Trần Trọng Kim đã không đồng ý để cho Nhật dẹp Việt Minh, dù ngay từ đầu, ông đã thấy rõ sự vong thân vọng ngoại của Việt Minh lúc đó. Ông viết (tr. 170), “Đã hay rằng đảng cộng sản có cái tính cách tôn giáo, phải mê và tin, tin là chỉ có mình là phải, còn người ta là sai lầm hết cả, song những người làm chính trị có quan hệ đến vận mệnh một nước, phải hiểu thời thế mà tuỳ cơ ứng biến. Theo ý tôi thì đó là chỗ những người cầm quyền trong đảng Việt Minh phải liệu mà hành động.” Ở thời điểm này, các nước Đông Nam Á đang tìm cách giành độc lập từ tay thực dân. Một khi có độc lập, chính phủ mới cần phải hài hoà giữa duy trì bản sắc dân tộc và duy tân cùng văn minh thế giới. Ý thức này giúp Thủ tướng Trần Trọng Kim vạch ra một hướng đi thích hợp cho chính phủ của ông, khác với cái mà đảng Việt Minh gọi là “Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai” (tr. 80).

 

Trong lúc đứng trong chính trường một cách bất đắc dĩ, Trần Trọng Kim vẫn hành xử như một nhà văn hoá. Tài năng và đức độ của Trần Trọng Kim đã khiến Vua Bảo Đại uỷ thác công việc lãnh đạo Đế Quốc Việt Nam độc lập cho ông, trong vai trò Thủ Tướng. Với sự bao dung và thái độ luôn đặt dân tộc quốc gia làm đầu, ông đã tìm cách kết hợp với Đảng Việt Minh để cứu nước. Trong buổi gặp mặt với một người của Đảng Việt Minh, ông ngỏ lời, “Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?” Người của Đảng Việt Minh nói (tr. 80-81), “Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được… Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.” Quả thật Cộng Sản Việt Nam đã theo đúng chủ trương này từ đầu đến cuối, không chỉ trong giai đoạn này, mà cả về sau, như qua chiến dịch Đường Trường Sơn, Tết Mậu Thân, vân vân, thí mạng cả quân lẫn dân để đạt được mục đích. Sau một vài câu trao đổi nữa, Trần Trọng Kim đã nói với người của Đảng Việt Minh (tr. 81), “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.”

 

Hồi ký của ông giúp cho hậu thế hiểu được nội tình của một giai đoạn lịch sử mấu chốt, một bước ngoặc lý tưởng nhưng đã bị bẻ ngược, những chọn lựa tốt đẹp mà Việt Nam có sau khi thoát khỏi chế độ thực dân nhưng không đạt đến được, và nguyên nhân đưa đến những ngang trái này. Trần Trọng Kim mong mỏi một điều khi viết quyển hồi ký (tr. 171), “Mà cũng không phải là tôi thiên vị chủ nghĩa nào, hay đảng phái nào, tôi đã nhứt quyết không mưu cầu danh lợi gì hết, chỉ mong người trong nước bỏ bớt cái lòng tư tâm tư lợi mà ra sức giúp cho nước nhà chóng được yên ổn và thịnh vượng, để cùng với thế giới đi lên con đường tiến bộ. Cũng bởi tấm lòng vì dân vì nước ấy và thấy khi quốc gia gian nan, không lẽ ngồi nhìn…”

 

Sau khi rời khỏi chính trường, ông lưu lạc nhiều nơi. Trong thời gian tạm trú ở Nam Vang, ông không hề thấy phiền não hay thoái chí, mà lại rất bình tâm, thanh thản đọc sách, nhìn rõ vạn pháp. Triết gia Trần Trọng Kim viết (tr. 165), “Cuộc đời của tôi đi đến đấy đối với người ngoài cho là thật hiu quạnh, song tự tôi lại thấy có nhiều thú vị hơn là những lúc phải lo toan làm công việc nọ việc kia, giống như người đóng tuồng ra sân khấu, nhảy múa nhọc mệt rồi hết trò, đâu lại vào đấy. Đàng này ngồi yên một chỗ, ngắm rõ trò đời và tự mình tỉnh sát để biết cái tâm tình của mình.” Vì đối với ông, “Người có trí tuệ mà biết giữ mình ở chỗ vô danh là bậc cao sĩ tuyệt bậc" (tr. 165-166). Thái độ của ông làm tôi nhớ đến hai câu trong bài thơ “Cảnh Nhàn" của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,

 

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

 

Kính thưa Quý Vị,

 

Bây giờ, tôi xin phép để Học giả Trần Trọng Kim vui với đời sống thanh tịnh của ông, để trở về đầu thế kỷ 20, khi mà báo chí tại Việt Nam, tuy vẫn chịu những khuôn khổ pháp lý của thực dân, đã tạo ra một không gian chung để những nhà yêu nước gặp gỡ và hành động. Kể từ đó, báo chí đã đi vào mọi mặt của đời sống, và ngày nay, báo chí trên thế giới đã biến thiên, đi từ in đến báo ảo, từ những bản in vỗ đến phone app. Đầu năm 2013 mang đến một chứng từ khác của thời đại điện tử. Newsweek, một trong những tay báo cự phách tại Mỹ, đã tuyên bố phát hành 'ấn bản in cuối cùng' để đổi sang ấn bản điện tử vĩnh viễn. Chủ bút Tina Brown nói, đây là một thay đổi cần thiết. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà, dù tôi yêu bút mực hơn là màn ảnh computer.

 

Tháng 2 năm 1995, khi Nicholas Negroponte tiên đoán rằng người ta sẽ mua sách báo qua mạng, ông đã bị cười nhạo. Bây giờ thì mọi việc đã rõ. Tháng 11 năm 2013, báo Toronto Star đã đưa tin buồn đến những người yêu sách trên thế giới: Nhà Sách Lớn Nhất Thế Giới, một landmark của Toronto từ năm 1980, sẽ đóng cửa vào tháng Hai năm sau. Báo Mỹ rút bản in, báo Việt hải ngoại càng thu hẹp. Sách Mỹ di cư về miền điện tử, sách Việt càng hạ số in.

 

Vậy trong khi cả thế giới đang di cư về miền chữ nghĩa điện tử, tại sao Nhà xuất bản Sống lại dày công thực hiện bản in của một quyển hồi ký đã ra đời cách đây sáu thập niên? Câu trả lời nằm trong phần Tựa của ấn bản này. Tôi xin phép không lập lại ở đây. Nhưng riêng tôi, thì Nhà xuất bản Sống in lại quyển sách này, nhằm để gây sóng gió trong gia đình tôi.

 

Cái hôm tôi mang quyển hồi ký về nhà, tôi cứ khất giờ cơm, 5 phút thành 10 phút, cơm nóng thành cơm lạnh. Chồng tôi cũng là người nghiện ngập chữ nghĩa như tôi, nên rất thông cảm khi vợ đọc sách. Nhưng anh không hiểu sao quyển sách này lại có bản lãnh làm vợ mình bỏ chồng, bỏ con, bỏ cơm, trốn trong phòng. Anh nói, anh muốn đánh ghen với quyển sách, nhưng không biết phải làm sao. May thay, tôi ôm sách một ngày thì xong, và gia đình hết sóng gió. Xin cảm ơn Thủ Tướng Trần Trọng Kim, đã cho gia đình tôi đã có được “một cơn sóng gió" thật cần thiết. Tôi mong rằng “một cơn gió bụi" cũng sẽ gây sóng gió trong gia đình quý vị. Nhưng để cho đồng đều, tôi đề nghị quý vị mua hai quyển: hai vợ chồng cùng đọc - và cùng ghen!

 

Một trong những lý do mà “một cơn gió bụi" thu hút tôi, là vì quyển hồi ký này ghi lại nhiều biến cố mà chỉ có người trong cuộc mới biết, những biến cố giải thích cho chúng ta về những ngã rẽ của lịch sử từ thời Trần Trọng Kim đến sau này. Khi tuẫn tiết năm 1975, miền Nam chịu nhiều thiệt thòi, trong đó có việc mất rất nhiều tài liệu lịch sử. Khi mất Sài Gòn, những vị tướng lãnh đã huỷ tất cả hồ sơ để bảo vệ tính mạng cho đồng đội. Đã vậy, chính quyền mới còn viết sử một chiều và xuyên tạc sự thật. Nếu những thế hệ sau muốn thiết lập một văn khố về lịch sử miền Nam 1954-1975, thì họ sẽ đối diện với nhiều khoảng trống, những trang sử trắng - khá nhiều trang sử trắng. Nên đối với những trang sử mà chúng ta còn tìm được, thì chúng ta cần phải coi chúng như những gia bảo. “Một cơn gió bụi" là một phần của gia bảo đó, vì như tôi đã thưa ở trên, những biến cố được thuật lại trong hồi ký là tiền đề cho những gì xảy ra trên quê hương từ thập niên 1950 đến hôm nay. Qua hồi ký này, sử gia Trần Trọng Kim đã để lại cho chúng ta những thước phim tài liệu quan trọng và giá trị - bằng chữ, được chắp cánh với tinh thần trách nhiệm của một nhân chứng trung thực.

 

Kính thưa Quý Vị,

 

Người Việt hải ngoại đã xây dựng những đài tưởng niệm ở khắp nơi trên thế giới: Đài tưởng niệm thuyền nhân, Đài ghi ân những quốc gia đã cưu mang chúng ta, Đài chiến sĩ Việt Mỹ, vân vân. Trong nhiều dịp khác nhau, người Việt quây quần bên những đài tưởng niệm để ôn lại quá khứ và truy niệm những người đã vị quốc vong thân, những người bỏ mình vì lý tưởng tự do. Tôi cho rằng những dịp này giúp chúng ta đi tìm lịch sử, để giữ tương lai.

 

Hôm nay, chúng ta cũng quây quần bên một đài tưởng niệm làm bằng chữ nghĩa, mang tên “một cơn gió bụi” - một đài tưởng niệm lưu động, có thể đi khắp nơi trên thế giới, dù đài tưởng niệm này chắc sẽ không được cấp chiếu kháng vào Việt Nam, nhưng tôi tin, là dù đã mang kiếp lưu vong, đài tưởng niệm này sẽ hồi hương, và nó vẫn và sẽ đi vào tâm tư của những thế hệ hôm nay và ngày mai trên quê hương.

 

Quyển hồi ký “Một cơn gió bụi" của học giả Trần Trọng Kim là một đài tưởng niệm bằng chữ nghĩa, tưởng niệm một giai đoạn lịch sử nhiều biến động và một vận hội tốt đẹp nhưng bị bức tử của dân tộc. Nếu mỗi người Việt Nam giữ cho mình một đài tưởng niệm này trong tủ sách gia đình, thì giai đoạn lịch sử này sẽ không bị mai một.

 

Từ thập niên 1940, những thủ đoạn của Đảng Việt Minh đã làm dở dang vận mệnh của dân tộc, và đến hôm nay, chính quyền Việt Nam tiếp tục đưa đất nước đi đến bĩ cực. Chúng ta cần trả lại cho lịch sử Việt Nam những trang sử trung thực và rất đẹp, những trang sử vẫn còn đang bị lưu đày vì chính quyền hiện nay cần che giấu những thủ đoạn giành công và những dối trá của họ. Hồ Chí Minh không phải là người duy nhất bôn ba đi tìm đường cứu nước, và càng lại không phải là người mang lại độc lập cho dân tộc.

 

Hãy trả những trung thực của lịch sử Việt Nam lại cho lịch sử Việt Nam, và hãy trả những dối trá của Cộng Sản lại cho Cộng Sản. Xin cám ơn Nhà xuất bản Sống đã làm điều đó qua việc tái bản ‘một cơn gió bụi,’ và xin cám ơn Quý Vị cũng đã làm điều đó bằng chính sự hiện diện quý báu của Quý Vị trong ngày hôm nay.

 

Xin trân trọng kính chào Quý Vị.

Friday, May 29, 2015

‪#‎VNTB‬ - Đối thoại Shangri-La: Thủ tướng Singapore khuyến khích vai trò của Mỹ ở châu Á

Thái Thịnh

(VNTB) Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng, sự hiện diện của lực lượng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là “một yếu tố quan trọng đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.” WSJ cho hay.

Với sự gia tăng căng thẳng tại Á Châu, và việc Trung Quốc tiến hành cải tạo một loạt các đảo ở biển Đông, Thủ tướng Singapore cho rằng, Hoa Kỳ đóng một vai trò “ổn định” ở châu Á.

Lời phát biểu của ông trong buổi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hằng năm (Đối thoại Shangri-La) diễn ra ở Singapore là một chiến thắng nhỏ đối với Mỹ, trong thời điểm Bắc Kinh đang cáo bụộc Washington là lực lượng gây chia rẽ, xung đột trong khu vực. Mặc dù Singapore từ lâu phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và thường tránh đụng chạm vào cuộc xung đột giữa hai cường quốc lớn.


Thủ tướng Singapore khuyến khích vai trò của Mỹ ở châu Á. Ảnh: WSJ
Cần biết rằng, bài phát biểu của ông Lý Hiển Long đã mở màn Đối thoại Shangri-La, trong đó có sự tham dự của các quan chức quân sự cấp cao từ khắp châu Á, trong đó có Trung Quốc.

Sự kiện Biển Đông được đưa vào chương trình của Shangri-la khi nó cho thấy sự bùng nổ tranh chấp các chủ quyền biển đảo, nơi một số nước như Philippines và Việt Nam muốn thấy sự hiện diện của Mỹ như là một trong những bước đi tốt nhất cho “quốc tế hóa.”

Trước đó Hoa Kỳ cho biết, nước này sẽ nỗ lực vì tự do hàng hải ở Biển Đông. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter trong lần phát biểu ở Hawaii đầu tuần này đã nhấn mạnh rằng: “Hoa Kỳ sẽ hiện diện bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép.” Hôm thứ sáu, các quan chức Mỹ tiết lộ rằng, máy bay giám sát của Mỹ đã phát hiện ra pháo cối được đặt trên một trong những hòn đảo mà Trung Quốc đang cải tạo.

Singapore đã cho phép USS Freedom – tàu tác chiến cận bờ Mỹ đầu tiên cập cảng Singapore. Và từ nay đến hết năm 2017, sẽ có thêm 4 con tàu quân sự đến với nước này. Các tàu này được thiết kế để tuần tra, canh phòng tại các vùng ven biển như trên Biển Đông.

Nhưng thủ tướng Singapore cũng tránh chỉ trích trực tiếp các hoạt động của Trung Quốc, “Cho đến nay, Trung Quốc vẫn trỗi dậy trong hòa bình, trật tự quốc tế”, ông nói. “Chìa khóa để tăng cường hòa bình khu vực là tiếp tục bình thường mối quan hệ Mỹ - Trung”.

Tuy nhiên, ông Lý Hiển Long cũng bày tỏ lo ngại rằng "các quốc gia đang yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đang có những hành động đơn phương", bao gồm "khai hoang đất, và thiết lập các tiền đồn."

Ông cho biết các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đã cảnh giác với sự hiện diện ngày càng tăng giữa hai cường quốc lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Không có quốc gia nào muốn nghiêng hẳn về Mỹ hay Trung Quốc," ông nói.

Ông thúc giục Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á thực thi Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông càng sớm càng tốt để giúp xoa dịu căng thẳng gia tăng trong khu vực.

https://d1s66ldlhegqs2.cloudfront.net/…/vntb-oi-thoai-shang…

Mỹ: Trung Quốc đã đặt vũ khí trên đảo nhân tạo ở Biển Đông nằm trong tầm tấn công một hòn đảo của Việt Nam

 

Hoa Kỳ hôm nayLOAN báo Trung Quốc đã đặt các hệ thống vũ khí trên một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.

Các giới chức Mỹ cho hay 2 khẩu pháo tự hành lớn bị Hoa Kỳ phát hiện ít nhất vài tuần trước, càng làm tăng thêm các quan ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các dự án khai hoang lấp biển để phục vụ cho mục đích quân sự.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời các giới chức nói rằng dù việc này không đề ra mối đe dọa cho tàu hay máy bay Mỹ nhưng có thể vươn tới các đảo kế cận.

Các giới chức Mỹ cho biết các vũ khí này nằm trong tầm tấn công một hòn đảo mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nơi mà chính phủ nước này đã trang bị một số loại vũ khí khác nhau.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Brent Colburn, cho hay Hoa Kỳ được thông tin về sự hiện diện của loại vũ khí này nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết vì đây là vấn đề tình báo.

Một phát ngôn nhân tòa đại sứ Trung Quốc khẳng định các hoạt động trên các hòn đảo Trung Quốc chủ yếu là hoạt động dân sự.

Trung Quốc thời gian qua đã cấp tập lấn biển, xây các đảo nhân tạo ở biển Đông, gây quan ngại cho nhiều nước.

Tin này được đưa ra trong khi Bộ trưởng Quốc phòng các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam đang tham dự hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực mà vấn đề Biển Đông được dự kiến là chủ đề chiếm ưu tiên cao trong nghị trình thảo luận.

Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain nói diễn tiến mới này có thể làm căng thẳng thêm tình hình nhưng không dẫn tới xung đột.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở TPHCM trong chuyến thăm Việt Nam hôm 29/5, ông McCain nói diễn tiến này đáng quan ngại rằng cần phải cho Trung Quốc hiểu rằng các hành động của họ vi phạm luật quốc tế và sẽ bị toàn thế giới lên án.

Ông McCain nói ‘Chúng ta không gây xung đột với Trung Quốc nhưng có thể có một số biện pháp nhất định khiến Trung Quốc phải chùn bước trong các hoạt động kiểu này.’

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh từ chối bình luận về vụ việc, nói rằng không có thông tin về các loại vũ khí vừa kể.

Trả lời báo giới về thông tin liên quan đến việc Trung Quốc điều động vũ khí ra các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, hôm 28/5 cho biết Việt Nam đang theo dõi sát các diễn tiến trong các vùng biển này.

Giới phân tích quân sự ở Châu Á cho rằng việc bố trí các khẩu pháo tự hành trên các đảo vừa xây dường như biểu tượng cho ý định của Trung Quốc hơn là một diễn tiến quan trọng có thể làm nghiêng ngã cân bằng lực lượng.

Nguồn: Reuters/AP/ The Wall Street Journal

Theo VOA

Sẽ có khẩu chiến gay gắt giữa các nước với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh an ninh Châu Á-Thái Bình Dương năm nay, theo cảnh báo của một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Biển Đông. Đối thoại Shangri-La thường niên khai diễn hôm nay (29/5) tại Singapore, với sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng và tướng lĩnh quân đội từ 26 quốc gia trong khu vực, bao gồm Hoa Kỳ, giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Like · Comment · 

Thursday, May 28, 2015

Mẫu hạm Uss George Washington & Uss Carl Vinson
đang tiến vào Biển Đông
 
Hàng không mu hm Carl Vinson là mt mu hm mi và ln nht ca Hi quân Hoa Kỳ, chy bng nguyên t năng. Theo tin mi nht, Đi tá Hi quân ch huy trưởng là ông Paul Long-M Choate, mt người M gc Vit. M Đi tá là người Vit Nam, nhũ danh Trương th Lài, cha là c Hi quân Thiếu tá Robert Choate. Ông sinh năm 1967 ti nhà thương Đc Chính, Sài gòn, ông ngoi là mt Cnh sát viên thi VNCH; tên là Trương Long M. Sau ông đi tên theo h cha là Paul Long M Choate.

Bin Đông dy sóng - Hai hàng không mu hm Uss George Washington & Uss Carl Vinson đang tiến vào Bin Đông

15 tháng 5 2015 | 05:25


- V  a nh  n đ ượ c thông tin là Hàng Không M  u H m USS George Washington H  m Đ  i 7th v  a r  i kh i b ế n c  ng Yokosuka, Nh  t B  n hôm th  T Ư13/5/2015 đ  ti ế n v  Tr ường Sa, bi  n Đông .

Mt Hàng Không Mu Hm khác ca M là chiếc USS Carl Vinson Hm Đi 5th t vùng bin Malaysia cũng đang trên đường tiến vào khu vc Trường Sa. Đi kèm theo vi 2 Hàng Không mu hm ny s là mt tàu tun dương và ba tàu khu trc.

Được biết là các Hàng Không mu hm hàng đu ca M tiến vào Bin Đông h tr và bo v thông thươngđường bin khu vc ny. Bên ngoài khơi Bin Đông vn còn hin din chiếc USS Fort Worth (LCS 3) trong vùng bin Philippines.

Như vy chúng ta thy là tình hình Bin Đông phút chc tr nên căng thng vì M đã biết trước là Trung Quc sp tuyên b khu vc cm bay  Trường Sa.

(*) Xin các bn nh là mi Hàng Không Mu Hm M, ngoài các tàu khu trc đi theo bo v, còn có ít nht là 2 chiếc tàu ngm nguyên t chy theo h tr trong khu vc ca Hàng Không Mu Hm.


Can1919

To: anhdalat23@yahoo.com
From: vobivietnam@yahoogroups.com
Date: Mon, 25 May 2015 02:10:29 +0000
Subject: [Truye^`n Tho^ng TH/VBQGVN] KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN HẢI QUÂN MỸ TIÊU DIỆT TRUNG CỘNG Ở TRƯỜNG SA
 
3 HƯỚNG TẤN CÔNG NẶNG NHẤT CỦA MỸ THUỘC TRÁCH NHIÊM HĐ 7 HẢI VÀ KHÔNG QUÂN TRUNG CỘNG KHÁ HÙNG HẬU- HẢI QUÂN MỸ LỘ SƯỜN VÙNG BIỂN HẢI NAM VÀ PHILLIPPINE -CHẮC CHẮN KHÔNG LỰC MỸ PHẢI CLEAN UP - QUẢNG ĐÔNG TRAM GIANG VÀ HẢI NAM KHI TIẾN VÀO BIỂN ĐÔNG - CŨNG CÓ THỂ HĐ 7 KHÔNG NÊN XUỐNG TRƯỜNG SA CHỈ CẦN BẢO VỆ PHILLIPPINE- UY HIẾP HẢI NAM
KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN HẢI QUÂN MỸ
TIÊU DIỆT TRUNG CỘNG Ở TRƯỜNG SA
tka23 post

Nếu căng thẳng tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung công , Mỹ có thể sẽ điều động các hạm đội hải quân từ nhiều nơi đến khu vực này qua 3 hướng chính, theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI, Mỹ).

Cách đây 2 tuần, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ chính phủ Mỹ đang cân nhắc cho tàu quân sự và máy bay do thám áp sát các đảo nhân tạo của Trung công xây dung phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đây là quy định về phạm vi lãnh hải áp dụng cho đảo tự nhiên theo luật pháp quốc tế mà Trung cộng ngang nhiên thiết lập cho các đảo do nước này bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 
 
“Nếu điều này xảy ra (chính phủ Mỹ cho phép hải quân áp sát đảo Trung cộng ), xung đột giữa quân đội 2 nước Mỹ và Trung cộng có thể sẽ xảy ra”, Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI), có trụ sở tại bang Pennsylvania (Mỹ), bình luận trong bài phân tích đăng ngày 23.5, được trang tinEurasiareview dẫn lại.

FPRI nhận định nếu xảy ra đối đầu, Hải quân Mỹ có thể sẽ điều động các hạm đội từ nhiều khu vực trên thế giới đến Biển Đông.
 
“Nhưng để đến được Biển Đông, các lực lượng này sẽ phải băng ngang hoặc đi gần nhiều chốt chặn, nơi Trung cộng có thể ngăn cản lực lượng Mỹ”, theo FPRI.

Hạm đội 7 từ eo biển Luzon xuống
Đội tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ do hkmh USS George Washington dẫn đầu - Ảnh: Hải quân Mỹ
Đồn trú tại Nhật Bản, Hạm đội 7 của Mỹ sẽ là lực lượng gần nhất mà Mỹ có thể điều động trong trường hợp có khủng hoảng tại Biển Đông và cũng là lực lượng dễ đụng độ với quân đội Trung cộng nhất.
 

Để vào Biển Đông, Hạm đội 7 có thể sẽ đi xuống sườn phía đông của quần đảo Ryukyu, tây nam Nhật Bản, và băng qua eo biển Luzon, cực bắc Philippines.

Trên đường đi, hạm đội này sẽ phải đi ngang qua eo biển Miyako (Nhật Bản), nơi được biết đến như cửa ngõ để ra Thái Bình Dương của tàu ngầm và chiến hạm Trung cộng .
 
Sau đó, khi băng qua eo Luzon, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ sẽ phải đối mặt với toàn bộ lực lượng hải quân và không quân chủ lực của Trung cộng đồn trú dọc theo bờ biển phía nam của nước này, bao gồm lực lượng đóng tại các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, và vịnh Á Long thuộc đảo Hải Nam, nơi tọa lạc của 1 trong 3 căn cứ tàu ngầm chính của Trung cộng .
 
 
Mặc dù tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles của Hạm đội 7 từ đảo Guam có thể tránh được hỏa lực trên không của phía Trung cộng , nhưng những tàu chiến của Mỹ có thể sẽ chạm trán với tàu ngầm Trung cộng trong các khu vực chật hẹp ở eo biển Luzon và tại các vùng biển gần quần đảo Trường Sa, FPRI phân tích.

Hạm đội 5: Từ eo biển Malacca lên

USS Theodore Roosevelt thuộc Hạm đội 5 Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ
 
FPRI nhận định Hạm đội 5, thường hoạt động tại Vùng Vịnh, sẽ là lực lượng gần khu vực thứ 2 mà Mỹ có thể điều động trong trường hợp có xung đột với Trung cộng tại Biển Đông.
 
Image result for uss roosevelt
 
Khó khăn lớn nhất để vào Biển Đông của Hạm đội 5 là việc phải đi không ngừng nghỉ qua eo biển dài và hẹp Malacca. Tại đó, không quân và hải quân hùng mạnh của Singapore có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc canh chừng máy bay và tàu ngầm Trung cộng , ngay cả trong trường hợp đảo quốc này không muốn dính dáng trực tiếp đến xung đột giữa 2 cường quốc.
 
Hạm đội 3: Từ Mỹ qua biển Sulu
USS Carl Vinson, kỳ hạm của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
 
Lực lượng hải quân từ Hawaii hoặc bờ Tây nước Mỹ có thể sẽ là lực lượng sau cùng mà Mỹ sẽ dùng cho xung đột vũ trang với Trung cộng tại Biển Đông, và nhiều khả năng sẽ là Hạm đội 3, theo FPRI.
 
 
Lực lượng này có thể sẽ chọn phương án tránh đi ngang eo biển Luzon và chọn cách tiến vào Biển Đông từ biển Sulu, tây nam Philippines.
Tại đó, hạm đội này có thể hoạt động một cách tương đối an toàn, mặc dù vẫn nằm trong tầm bắn của hỏa tiển đạn đạo chống hạm của Trung cộng , FPRI cho hay.
 
“Ít nhất thì các ngọn núi trên đảo Palawan (Philippines) cũng sẽ làm giảm khả năng phát giác chiến hạm Mỹ của các thiết bị dò tìm tần số cao đặt trên bộ và các hệ thống radar vượt đường chân trời của Trung cộng ”, viện nghiên cứu này cho biết.
 
FPRI còn phân tích thêm rằng hoạt động tiếp tế của quân đội Mỹ có thể được thiết lập từ trên không qua bán đảo Zamboanga, thuộc Philippines, nơi lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đã có mặt ở đó khoảng gần 1 thập kỷ qua, hoặc bằng đường biển qua Davao, tỉnh duyên hải Philippines.
 
Ba hướng triển khai hải quân của Mỹ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông - ảnh 5
Kế hoạch ba hướng tấn công của các hạm đội Hải quân Mỹ (màu xanh lam) và hướng đối phó của quân đội Trung Quốc (màu gạch) trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa 2 nước vì căng thẳng ở Biển Đông - Đồ hoạ: FPRI
Hoàng Uy