Tuesday, December 16, 2014



Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Tại VN Ký Tên Vào Tuyên Bố
Tuyên bố về hai vụ án tử hình
Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải


 Kính gởi  

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Chính phủ và Quốc hội các quốc gia dân chủ
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng thông tấn hoàn vũ
- Các cơ quan tư pháp tại các nước văn minh.

Từ 6-7 năm nay, có hai tù nhân là Nguyễn Văn Chưởng (sn 1983) và Hồ Duy Hải (sn 1985), bị tòa án sơ thẩm lẫn phúc thẩm Việt Nam kết án tử hình, đã liên tục kêu oan và sống trong khắc khoải. Gia đình họ cũng phải bỏ công ăn việc làm, thậm chí tán gia bại sản để đi đòi công lý cho người thân trong đau khổ và tuyệt vọng. Nỗi bất hạnh tột cùng này lên đến đỉnh điểm khi bản án tử được thông báo sẽ thi hành cuối năm nay (đối với NVC) và có thể đầu năm tới (đối với HDH). Tin tức này cũng khiến công luận và báo chí đòi xét lại toàn bộ hai vụ án, vì có vô số điều phi lý, mâu thuẫn, mờ ám, oan ức do chính các luật sư, gia đình lẫn công luận nêu ra.

1- Sự kiện


a- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng.

 Đây là việc 1 thiếu tá công an ở Hải Phòng bị giết chết đêm 14-7-2007. Vụ án có 3 bị cáo gồm Vũ Đoàn Trung, ở Hải Phòng, nhận tội, 23 năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương (bị Vũ Đoàn Trung tố cáo là chủ mưu), không nhận tội, tử hình.

Tháng 7 năm ấy, bị cáo Nguyễn Văn Chưởng cùng với em trai đang lao động ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cả 2 không có mặt tại đó vào thời điểm xảy ra án mạng (vì họ thường về thăm nhà ở thôn 1, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương mỗi cuối tuần). Nhiều người thân lẫn người dân trong thôn đã làm chứng về sự có mặt của 2 anh em đêm 14-7-2007, xa phạm trường tới 40km. Thế nhưng lời khai của các nhân chứng bị cơ quan điều tra hoặc xuyên tạc (như bà Nguyễn Thị Bích, mẹ bị cáo) hoặc dùng tra tấn để phải rút lại (như chị Nguyễn Thị Bảy, vợ bị cáo hoặc nhiều người dân trong làng). Các nhân chứng ấy lại không được ghi lời khai trong bản án cũng chẳng được triệu tập đến tòa trong ngày xử.

Nhiều tình tiết cho thấy công an đã áp đặt tội cho Nguyễn Văn Chưởng ngay từ khi khởi sự điều tra. Đó là bắt giam Nguyễn Trọng Đoàn (em của Chưởng) khi anh này đem đơn của mẹ kêu oan cho con (10-08-2007), sau đó kết án anh 2 năm tù vì “che giấu tội phạm”. Đó là tra tấn dã man bị cáo Chưởng và nhiều chứng nhân để hủy bằng cớ ngoại phạm của anh. Đó là trong hồ sơ vụ án, giấy tờ giám định thương tích của Chưởng, lời khai của nhiều nhân chứng không có; chữ ký của Đoàn bị giả mạo; lời khai của hai bị cáo Vũ Toàn Trung và Trần Thị Lan Phương (người yêu) rất mâu thuẫn nhau; yêu cầu của Chưởng xin được khôi phục các cuộc điện thoại của mình tối ngày 14 và sáng ngày 15-07-2007 cũng bị lờ hẳn.

Ngoài ra, cơ quan điều tra còn gây khó khăn và chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa (hơn 3 tháng so với qui định là 3 ngày) khiến nhiều cuộc thẩm vấn bị cáo và nhiều biên bản lời khai không có luật sư tham dự (hay nếu có thì công an chẳng giới thiệu là luật sư). Đến ngày xét xử, tòa án chẳng triệu tập nhân chứng nào cũng không cho các bị cáo đối chất với nhau. Chưởng kêu bị tra tấn nhục hình thì Hội đồng xét xử bác bỏ vì cho rằng trong biên bản không ghi điều đó. 

Nhận thấy vụ án bất công, gia đình thuê luật sư bào chữa thì được trả lời:
 “VN không có luật! Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông. Luật như các nước khác thì chúng tôi cãi được còn VN không có luật nào cả. Luật của ‘chúng nó’ nên chúng tôi chịu thua” (RFA 3-12-2014). Sau đó, thấy bản án oan ức, thân phụ bị cáo cho biết: đã làm “đơn gửi văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá. Tôi cũng đã lên tận nhà riêng ông Trương Tấn Sang, đã gửi kể cả đơn bằng máu mà báo Người Đưa Tin chụp tung lên mạng… nhưng hiện nay không có phản hồi nào” (RFA 3-12-2014). 

Hiện cả gia đình và nạn nhân không làm đơn xin ân xá mà chỉ kêu oan vô tội.

b- Vụ án Hồ Duy Hải.

Đây là vụ 2 nữ nhân viên bưu điện bị hãm hiếp, giết chết đoạn cướp của ngày 14-01-2008 ở bưu cục Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An mà chẳng có ai chứng kiến. Khoảng 3 tháng sau, cơ quan công an điều tra tỉnh bắt sinh viên Hồ Duy Hải. Rồi cả hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình cho anh về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.

Tuy trong các bản khai, Hồ Duy Hải có thừa nhận tội lỗi, nhưng trước hai tòa và khi gặp thân nhân, anh đều kêu oan và cho biết mình đã bị tra tấn dã man nên phải ký nhận những bản khai viết sẵn. Trong phiên sơ thẩm ngày 28-11-2008, luật sư bào chữa Nguyễn Văn Đạt đã đưa ra đến 41 điểm sai phạm trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi, như không có vật chứng (các dấu vân tay tại phạm trường chẳng phải là của bị cáo, con dao và tấm thớt gây nên cái chết cho 2 nạn nhân là đồ đi mua ở chợ về sau, mẫu máu và tóc lại để tới 5 tháng sau đó mới xét nghiệm), cũng không có nhân chứng xác nhận bị cáo có mặt tại phạm trường. Không chi tiết nào trong 41 chi tiết này được cơ quan điều tra giải đáp. Đến phiên xử tiếp, luật sư chỉ định Nguyễn Thành Quyết đã không bào chữa, lại còn “xin nhận tội” và “xin được hưởng” án chung thân giùm cho bị cáo !?! 
Trong đơn đề nghị giám đốc thẩm viết ngày 11-01-2012, luật sư Trần Hồng Phong cũng chỉ ra vô số điểm mâu thuẫn (đặc biệt các lời khai của nhiều nhân chứng trong bút lục đã bị sửa chữa mà chẳng có chữ ký xác nhận của họ) để rồi nhận định:

 “Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm của bị cáo; kết luận trong bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án; áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội danh”.

Ngoài ra, sau khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo đã có bài viết, nêu nhiều tình tiết cho thấy hung thủ có thể là một kẻ khác và đã được cơ quan điều tra lấy lời khai ngay từ khi mới phát hiện vụ việc (như Thanh Niên ngày 16-01-2008; Người Lao Động ngày 17-01-2008). Thế mà toàn bộ các tình tiết ấy đã không nằm trong hồ sơ. Đó là chưa kể có mật lệnh cấm nhiều tờ báo không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải !?!

Sau khi có bản án tử hình, bị cáo Hải và gia đình không viết đơn xin ân xá (dù có bị ép) gửi đến Chủ tịch nước mà chỉ liên tục kêu oan vì họ cho rằng anh không có tội. Sáu năm qua, gia đình đã gửi đơn khắp nơi đề nghị giám đốc thẩm để giải oan cho anh, nhưng đều chỉ nhận được trả lời là “đã đúng người đúng tội” hay “hết thẩm quyền xử lý vụ án”. Bà mẹ còn tìm đến Quốc hội, nhà riêng của các lãnh đạo cao cấp để kêu cứu nhưng vô vọng. Thậm chí bà còn bị dọa đổ keo vào miệng để không la được nữa, còn dì ruột của Hải thì bị công an côn đồ đánh cho thâm tím tay chân khi hai bà căng băng-rôn biểu tình trước cổng Tòa án tối cao ngày 28-11-2014. 

2- Nhận định và tuyên bố

Trước những vụ việc trên đây, các tổ chức xã hội dân sự nhận định và tuyên bố:

a- Vì tại Việt Nam chỉ có tam quyền phân công chứ không phân lập, nền tư pháp hoàn toàn nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, chi phối toàn diện của đảng Cộng sản, nhằm bảo vệ sự tồn tại của đảng bằng mọi giá chứ không nhắm bảo vệ tính mạng và quyền lợi người dân, nên nhiều vụ án oan khốc đã xảy ra xổ toẹt luật pháp, thách thức công luận, với những bức cung, nhục hình, với cáo trạng dối, chứng cứ giả, với âm mưu cá nhân và ý đồ tập thể... Ở hai vụ án trên, hai chàng thanh niên bị bắt một cách tình cờ (vì không có mặt tại hiện trường), kết tội chỉ bằng "lời khai" là chủ yếu, không cần những vật chứng, lý chứng, nhân chứng có sức thuyết phục. Cũng như “nhà nước được đẻ ra từ nòng súng”, lời khai đó đã  được đẻ ra từ đấm đá đòn vọt, theo thói "không có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho chừa". Biện pháp dùng tra tấn, nhục hình để mớm cung, ép cung là chuyện chẳng ai lạ ở VN, khi mà cơ quan điều tra luôn cho mình có quyền hành động bí mật, loại bỏ vai trò luật sư trong tiến trình thẩm vấn.

b- Việc công an nhất quyết cho hai bị cáo là thủ phạm dù giữa bản thân và gia đình họ với công an chẳng có tư thù, điều ấy có thể lý giải bằng hai cách. Một là sau thời gian không tìm ra thủ phạm (vụ HDH) hoặc không tìm ra bằng chứng nơi kẻ bị coi là thủ phạm (vụ NVC), rồi bị áp lực đạt chỉ tiêu phá án để bảo vệ thành tích của đơn vị, công an đã bắt đại một người nào đó để kết tội hay kết tội đại một người nào đó đã bắt. Chẳng may HDH và NVC trở nên vật tế thần. Hai là công an biết rõ thủ phạm thật của vụ việc, nhưng thủ phạm này lại là kẻ có quyền hoặc có tiền và đã biết dùng tiền hoặc quyền để khuynh đảo công lý. Việc đề nghị khởi tố hai nạn nhân với án tử hình nếu thành công thì vừa cứu thoát người được che chở vừa tránh hậu họa, vì một lý do nào đó, thủ phạm đích thực bị bắt hay ra đầu thú, sẽ khiến công an bị kết tội gây án oan sai như vụ "tù oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn".
c- Khi hồ sơ điều tra chuyển lên viện kiểm sát, viện này có hai chọn lựa: hoặc miễn tố 2 bị cáo với lý do không đủ chứng cớ, hoặc giúp công an bảo vệ thành tích phá án bằng cách khởi tố họ dựa trên biên bản điều tra. Kiểm sát và công an là hai cơ quan cùng thuộc bộ tư pháp, dưới quyền chỉ đạo của cùng một đảng, nghĩa là có quan hệ "người nhà". Cho nên việc kiểm sát giúp công an bảo vệ thành tích phá án là điều dễ hiểu.

 Khi hồ sơ được viện kiểm sát chuyển sang tòa án để xét xử, quan hệ "người nhà" giữa tòa án và công an cùng viện kiểm sát lại được vận dụng. Tòa án cũng có hai chọn lựa, hoặc xét thấy không đủ yếu tố buộc tội nên trả nội vụ về công an điều tra lại, hoặc kết án bị cáo theo hồ sơ điều tra. Thực tế, việc chuyển hồ sơ về lại công an chỉ mất thì giờ chứ kết quả điều tra lại thường không thay đổi, nên khuynh hướng của tòa án là căn cứ trên hồ sơ của công an để xét xử và luận tội. Mà một khi chọn giải pháp kết án thì cũng do lo sợ hậu quả là sẽ có thể bị khuyết điểm xử sai, mất thành tích công tác, nên tòa án sẽ đồng lõa với công an và kiểm sát kết án tử hình cho xong chuyện, chưa kể là còn hưởng mối lợi từ thủ phạm thật đang có quyền hoặc có tiền. Rồi để chắc chắn bản án không bị bác bỏ, tòa sơ thẩm đã hội ý trước với tòa phúc thẩm để thống nhất bản án. Việc này mang tính cách "thông đồng", trái với nguyên tắc độc lập của việc xét xử. Nhưng đó là trình tự thông thường diễn ra đằng sau các vụ án quan trọng của hệ thống tư pháp Việt Nam.
d- Do đó chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải xét lại toàn bộ hai vụ án (và nhiều vụ án tử hình khác nữa). Không thể chấp nhận việc bắt người vô tội chết thế cho thủ phạm đích thật hoặc đem sinh mạng dân đổi lấy thành tích cho ngành và giữ lấy quyền lực cho đảng. Chúng tôi cũng kêu gọi quốc dân và quốc tế ý thức rõ ràng để hợp lực xóa bỏ tình trạng một nhóm người chiếm độc quyền cai trị cả nước, tự tung tự tác hơn nửa thế kỷ, đang sinh ra những đám mafia thao túng tất cả các lãnh vực, từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến tư pháp, bất chấp đạo đức lẫn công lý, lương tâm lẫn tình người. Nếu ai cũng im lặng mà bỏ qua thì rồi có thể một ngày nào đó, bất cứ công dân Việt vô tội nào cũng sẽ là một nạn nhân như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng tôi cũng kêu gọi “Các bà mẹ bà vợ bị oan ức, hãy đoàn kết lại!” (như “Các bà mẹ Thiên An Môn” bên Tàuđể đứng lên tranh đấu, ngõ hầu bảo vệ mạng sống và tự do của con, của chồng mình, cứu bao nhiêu nạn nhân vô tội có thể bị nền tư pháp mafia giết trong tương lai.

Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 12 năm 2014, Ngày Nhân quyền Quốc tế lần thứ 66.
Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên:
1- Bach Dang Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải
2- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3- Giáo hội Cao Đài. Đại diện: Các CTS Hứa Phi, Nguyễn Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân.
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
5- Giáo Hội PGHH Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
6- Hiệp hội đoàn kết Công - Nông Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Mai.
7- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài
9- Hội Bảo vệ Quyền tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân. 
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
12- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy
13- Hội thánh Mennonite Chuồng bò. Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng và Ms Lê Quang Du.
14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
15- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Phan Văn Lợi.
16- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
17- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
18- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Đinh Hữu Thoại.

Hải ngoại

19- Đài + báo Việt Nam Tự Do. Đại diện: Giáo sư Vương Kỳ Sơn.
20- Liên mạng truyền thông Báo Động. Đại diện: Ông Huỳnh Tâm
21- Ủy ban Yểm  trợ Khối 8406 New Orleans, HK. Đại diện: Giáo sư Vương Kỳ Sơn
22- Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước. Bà Đặng Thị Danh
23- Radio Toàn Dân Cứu Nước. Bà Trần Thị Hồng Khương.
24. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Doãn Hưng Quốc.
25. Nghị Hội Diên Hồng Thời Đại: Phạm Trần Anh.



​​
​​B
à Trần Thị Hồng Cần Biểu Ngữ Kêu Oan Hồ Duy Hải
Trong Ngày Quốc tế Nhân Quyền tại Washington


Kính xin Qúy Tôn Trưởng Đồng bào
Dành chút thời giờ qúy báu ký vào 2 thỉnh Nguyện Thư dưới đây
góp bàn tay tấm lòng Cứu Mạng của Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải
Radio Toàn Dân Cứu Nước
Xin đa tạ
THỈNH NGUYỆN THƯ CHO NGUYEN VAN CHUONG





Kính thưa Quý Cô Bác, Anh chị em trong và ngoài Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta,
Tiến tha thiết van xin quý Cô Bác, Anh chị em hãy dành chút thì giờ ký vào Thỉnh Nguyện Thư  kèm theo đây, phổ biến Thỉnh Nguyện Thư đến bạn bè thân tín và trên nhiều Facebooks,  để xin Chính Phủ Mỹ can thiệp để em Hồ Huy Hải không bị giết oan trong những ngày sắp đến ( Án tử hình được hoản lại đến ngày 04 tháng 01, 2015).
Việc ký Thỉnh Nguyện Thư nầy không những chỉ cứu mạng sống cho em Hải, mang lại niềm vui vô tận cho Mẹ em và gia đình em mà Quan Trọng hơn cả là mang lại Công Lý, Lẽ Phải, Nhân Quyền cho Dân Tộc mình.
Kính mong quý Cô Bác, Anh chị em đừng nở bỏ qua. Xin chân thành cám ơn quý Cô bác, Anh chị em.
 Kính thư,
Đặng Thành Tiến.
Canada.



ĐỒNG BÀO ƠI XIN ĐỪNG VÔ CẢM
MỘT MẠNG NGƯỜI ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA
Đồng bào ơi!  xin đừng vô cảm
Góp bàn tay cứu lấy mạng người
Án oan khiên kêu thấu đất trời
Trời cùng đau cho người dân nước Việt
Kẻ quyền lực
Giết người nhẩn nhơ ngoài pháp luật
Người dân đen phải gánh tội tình thay
Hãy nhanh tay đừng phó thác cho ai
Kêu cứu đến trái tim nhân loại

Nhân loại ơi! Việt nam chìm tăm tối
Tiếng kêu oan uất nghẹn của muôn người
Tiếng dân oan gào thét Quốc hội ơi !
Sao ngồi đó làm bù nhìn cho quyền lực

Luật pháp ơi!  Luật từ đâu tới!
Từ tham quan bộ chính trị trung ương
Luật pháp giết người không chút xót thương
Không đắn đo án oan kêu cứu

Đồng bào ơi! xin đừng vô cảm
Mạng con người đối diện với hiểm nguy
Một thanh niên đang chờ ngày hành quyết
Người dân đen đang réo gọi lương tri

Tôi vô tội hãy tìm ra thủ phạm
Đang ẩn trong quyền lực bạc tiền
Dấu vân tay sát thủ là của ai ?
Sao nỡ bắt người dân oan gánh tội

Đồng bào ơi ! xin đừng vô cảm
Nguyễn Văn Chưởng Hồ Duy Hải là những nạn nhân
Thủ phạm kia đang nắm cán cân
Cân quyền luật ngồi trên pháp luật

Tiếng kêu cứu oan khiên trong ngục tối
Triệu con người nhức nhói lệ vào tim
Non sông trong bóng tối đắm chìm
Góp bàn tay tháo gỡ gông xiềng
Lê Chân


Kính Mời Qúy Vị vào  Link Dưới Đây 
Theo Dõi
RADIO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC





Thứ Ba 16/12/2014
-Tin Tức Thời Sự Việt Nam và Quốc Tế 
-Tường trình từ Việt Nam
- Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Tại VN Ký Tên Vào Tuyên Bố
- Bà Trần Thị Hồng Khương Mạn Đàm với gia đình của 2 Nạn Nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn văn Chưởng



Protesting wrongful death penalty ( kêu oan án tử hình )
Mother Nguyen Thi Loan from Thu Thua - Long An ( mẹ NTL thu thua long an )
Protesting the innocence of my son HDH ( kêu oan cho con HDH )
He did not kill anyone but was sentenced to death for someone else's crime ( không giet người mà bi án tử hình thay cho người khác )
Free HDH now ( trả tự do cho HDH ngay )

Người Mẹ kêu oan cho con là Hồ Duy Hải bị kết án T Hình


Xin đồng hương khắp nơi trên thế giới đồng thanh lên tiếng đến những Cơ Quan Quốc Tế Nhân Quyền, Hội Ân Xá Quốc Tế yêu cầu tìm ra sự thật
vì theo giám nghiệm của Cơ Quan Hình Sự Tỉnh Long An dấu vân tay tại hiện trường không trùng hợp với 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải


Thursday, December 11, 2014

Trang nhà bị Hacker đánh phá đúng vào “Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2014. Sau hơn 2 ngày vắng mặt, trang nhà trở lại cùng quý vị. Chân thành cáo lỗi cùng quý độc giả, Thân hữu.

PHẠM TRẦN ANH

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM Hôm nay nhân kỷ niệm năm thứ năm ngày thành lập hội và cũng là ngày kỷ niệm 66 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, một khuôn mẫư chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải thực hiện: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyềnnhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.     

Thưa quý vị, bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được ra đời do công trình của 40 tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ và các tấm lòng nhân hậu thể hiện lương tri của nhân loại đặc biệt là phu nhân của cố Tổng Thống HK Roosevelt quyết không để cho nhân loại bị nghiến nát dưới gót sắt độc tài phát xít như cuộc Thế chiến II. Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như : Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793). Bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều được dịch ra 375 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế  giới. Sau khi công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II đã  được Liên hiệp Quốc thông qua năm 1966 để  hoàn tất Bộ Luật Nhân quyền Quốc tếbiểu trưng cho nền văn minh của nhân loại.

      Trong số  50 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. 8 nước bỏ phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Arabie saoudite và Nam Phi. Cả  thế  giới không ngạc nhiên gì vì 2 nước Arabie Saoudite và Nam Phi bỏ phiếu trắng vì Arabie Saoudite  đang duy trì chế độ đa thê, Nam Phi thì  đang do người da trắng cai trị  với chủ  trương phân biệt chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng lại càng dễ hiểu hơn nữa vì nếu các quốc gia CS mà bỏ phiếu thuận nghĩa là phải tôn trọng các quyền tự do căn bản cũng như tôn trọng nhân phẩm của con người… thì làm sao thống trị được nhân dân. Nói một cách khác thì làm gì còn chế độ CS nữa.

      Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS trong đó có nhà nước CSVN vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho rằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước, họ cho rằng quyền độc lập dân tộc là quyền cao nhất nhưng chính những đảng viên CS lão thành đã thức tỉnh, uất thốt lên “Có độc lập mà không có tự do” thì độc lập làm gì? Trên thực tế cái mà người CS gọi là độc lập chỉ là chiêu bài ru ngủ quần chúng. Lịch sử chứng minh rằng CSVN đã lợi dụng danh nghĩa kháng chiến giành độc lập để bành trướng chủ nghĩa CS, “độc lập” để “Nội thuộc”  bành trướng Bắc Kinh mà thôi. Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này. Sở dĩ chế độ CSVN phải dùng bộ máy công an đàn áp nhân dân không phải họ mạnh mà vì họ đang suy yếu dần, sự tồn tại của chế độ chỉ còn tính theo từng ngày từng tháng nên họ sợ nhân dân sẽ đứng lên lật đổ bạo quyền nên phải trấn áp để duy trì quyền lực để chia chác quyền lợi cho phe đảng mà nhân dân gọi là tập đoàn tư bản đỏ, mafia đỏ…

      Như chúng ta đã biết, sau khi xé bỏ hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam, chế độ CS đã bắt các sĩ quan công chức chế độ VNCH đi “Học tập Cải Tạo” để trả thù quân cán chánh miền Nam. Hàng chục ngàn tù nhân “cải tạo” ốm đau đói khát đã chết trong các trại tù khắc nghiệt của CS vì bị trả thù hành hạ. Trên 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ. Đặc biệt chị Trần Thị Lan bị Việt gian Cộng sản xử tử hình tại sân vận động Gò Công năm 1976 trong lúc chị đang có thai 8 tháng đúng vào ngày Rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan “Xá tội vong nhân”. Hành động tàn ác dã man này của chế độ CSVN đã vi phạm trầm trọng vào điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự chính Trị. Đây là một tội ác “Trời không dung, đất chẳng tha, Thần người đều căm hận” không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là một tội ác đối với cả nhân loại.

      Đã ác với dân, tập đoàn Việt gian CS lại hèn với giặc, cam tâm dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng. Bè lũ “Thái thú xác Việt hồn Tầu” này lại thẳng tay trấn áp, đánh đập, bỏ tù những đồng bào, thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

      Chính vì vậy, NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM được tổ chức để tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ, những tù nhân lương tâm của Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ tự do, đấu tranh chống kẻ nội thù “Việt gian bán nước” và chống giặc ngoại xâm Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta tổ chức "Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam" chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã  được sự  ủng hộ  nhiệt tình của 109 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” nên Quốc Hội Tiểu Bang California đã vinh danh “NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM” đúng vào ngày “Quốc Tế Nhân Quyền” 10-12 hàng năm. Chúng ta sẽ vận động công luận quốc tế yểm trợ hữu hiệu hơn cho công cuộc đấu tranh dân chủ nhằm giải thể chế độ CS bạo tàn, bất nhân Hại dân bán nước. Trong tương lai không xa, khi chế độ CS xụp đổ, chúng ta sẽ chọn ngày này là một ngày "Quốc Lễ" để tưởng niệm, Tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng Tự do. Chúng ta sẽ đi bốc mộ những anh em đã chết trong các trại tù đem về nghĩa trang quốc gia nên ngày này, cũng chính là ngày giỗ của những chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến, những đồng bào đã mất tích trên đường tìm tự do ...

Thưa quý vị,

 Trong không khí trang nghiêm này, chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hùng dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các thanh niên sinh viên yêu nước và nhất là đồng bào Dân Oan trên toàn quốc đang xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi phục hồi nhân phẩm và tài sản đất đai đã bị tước đoạt… Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

 Trân trọng kính chào quý vị. 

PHẠM TRẦN ANH