Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào
- Mahatma Gandhi
I-DẪN NHẬP:
Người xưa thường đề cập tới VĂN KINH CHÍNH GIÁO một cách rất trang trọng .Vậy VĂN KINH CHÍNH GIÁO là gì? Xin thưa đây là nói tắt của 4 bộ môn quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi, họa phúc của người dân và sự hưng vong của Quốc Gia Dân Tộc. Bốn bộ môn đó là VĂN HÓA, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ và GIÁO DỤC. Mỗi bộ môn này đều có vai trò, chức năng và sứ mạng riêng song đều hướng đến một cứu cánh chung là phục vụ người dân được sống trong thanh bình, an lạc hạnh phúc,và đem lại sự giầu mạnh vinh quang cho cho Đất Nước.
Đứng về mặt “cứu cánh” mà xét, thì đây là “Nguyên Tắc kinh điển”, là “Chính Nghĩa” hay “Đạo Thống Quốc Gia”. Nhưng chúng ta không quên là cả bốn bộ môn chính yếu này đều do con người sáng tạo và thiết dựng lên, nên trong tiến trình “hiện thực hóa” văn hóa chính trị, kinh tế, giáo dục …. không phải lúc nào cũng theo một “chiều thuận”, “tiến bộ” mà thường theo “chiều nghịch” “tha hóa” “suy đồi” ….
Tại sao lại có hiện tượng Văn Hóa tiến bộ và văn hóa suy đồi?Tại sao lại có chính trị cấp tiến và chính trị bảo thủ dẫn đến suy vong?Tại sao lại có nền kinh tế thịnh vượng và kinh tế lụn bại tụt hậu? Tại sao lại có nền giáo dục “Nhân bản” “Dân tộc”, “Khai phóng” và nền giáo dục “phi nhân bản”, “phi dân tộc”, “phản khoa học”, cổ hủ lỗi thời? Riêng bộ môn Văn Hóa, -bộ môn quan trọng nhất có vai trò, chức năng và sứ mạng nào trước các vấn nạn của thời đại? Nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ? Nhằm làm sáng tỏ các câu hỏi trên, trong bài tiểu luận này chúng tôi xin thảo luận cùng quí bạn đọc các điểm sau:
· Tương quan Văn Hóa Chính Trị
· Họa phúc của người dân tùy thuộc cá nhân hay tập đoàn cầm quyền tốt hay xấu và tùy thuộc cơ chế chính trị xưa và nay như thế nào?
· Văn hóa Quốc Gia trong thời đại Toàn cầu Hóa
· Vai trò và chức năng Văn Hóa.
· Sứ mệnh Văn Hóa trong thời Đại Toàn Cầu Hóa.
I I. TƯƠNG QUAN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ:
Trong bốn bộ môn VĂN KINH CHÍNH GIÁO, người xưa xếp Văn Hóa đứng hàng đầu là rất đúng vì về phương diện chuyên môn, người ta phân tách ra thành các bộ môn khác nhau, nhưng đích thực theo nghĩa rộng và tổng quát nhất thì cả 3 bộ môn kia: kinh tế,chính trị, giáo dục hay nhiều bộ môn khác như tôn giáo,xã hội, luật pháp, y tế , địa lý, lịch sử, dân tộc học, nhân chủng học v..v… đều có liên quan ít hay nhiều, và đều thuộc về bộ môn Văn Hóa cả .Có điều nổi bật nhất, đặc biệt nhất mà chúng ta cần chú ý là Văn Hóa có tính chất lý thuyết, nặng về “phần TRI”, còn Chính trị thiên về “phần HÀNH” (Thực tế, thực tiễn, thực dụng,thực quyền, thực hành, điều hành….) Do đó mới đầu phát sinh ra 2 hiện tượng , rồi sau trở thành 2 chiều hướng lớn trong lịch sử nhân loại:
· Khi văn hóa (TRI) và chính trị (HÀNH) cùng “song hành”, “thuận chiều” với nhau trong sứ mạng phục vụ người dân và phụng sự đất nước-vì nền văn hóa nào xuất hiện, sẽ có một nền chính trị “ tương ứng” hay “đồng dạng” –TRI HÀNH HỢP NHẤT theo lối nói của triết gia Vương Dương Minh thì đây là điều ĐẠI PHÚC cho Quốc Gia Dân Tộc (sẽ đem lại kết quả “Dân giàu nước mạnh”,quốc gia văn hiến, văn minh)
· Ngược lại khi Chính trị “không song hành”, “không thuận chiều” theo văn hóa, mà vì quyền lợi của cá nhân, phe nhóm, hay đảng phái lợi dụng khi nắm được chính quyền lũng đoạn chính trị, biến chính trị thành vai trò THỐNG SOÁI LÃNH ĐẠO tất cả, coi văn hóa, kinh tế giáo dục, pháp luật đều chỉ là “công cụ” của Chính tri thì đây là ĐẠI THẢM HỌA của Quốc Gia Dân Tộc.Nếu nền chính trị độc tôn, độc tài toàn trị này lại nhân danh một Ý Thức Hệ (Như ý thức hệ Cộng sản), đề cao “cách mạng bạo lực”, “thượng tôn giai cấp cầm quyền” theo chủ trương “vô sản chuyên chính”thì nền chính trị này không còn là nền chính trị phục vụ con người, phụng sự Tổ Quốc mà là nền chính trị phản dân hại nước, đầy đọa con người, giam hãm con người trong địa ngục trần gian, gieo rắc đau thương đói khổ kinh hoàng cho dân cho nước,tai họa không thể nào kể xiết đươc.
III- HỌA PHÚC CỦA NGƯỜI DÂN TÙY THUỘC CÁ NHÂN HAY TẬP ĐOÀN CẦM QUYỀN TỐT HAY XẤU VÀ TÙY THUỘC CƠ CHẾ CHÍNH TRỊ XƯA VÀ NAY NHƯ THẾ NÀO?
· Họa phúc của người dân tùy thuộc cá nhân hay tập đoàn cầm quyền tốt hay xấu xưa và nay như thế nào?
A.1- Thời đại Quân chủ phong kiến xưa:
Dù là tại Trung Hoa hay Việt Nam trong thời đại Quân Chủ Phong kiến, đều có các đấng Minh Quân (Vua sáng suốt) điển hình như Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) của Việt Nam, Vua có lòng nhân từ, “biết thương dân như con đỏ”..….và các quan lại “thanh liêm”, “chính trực” “có đức có tài “ hết lòng chăm sóc đời sống của dân chúng, lo cho dân được an cư lạc nghiệp, được cơm no, áo ấm ,đời sống sung túc, giầu có hạnh phúc…Nhưng tiếp theo những vị CHÚA SÁNG, TÔI HIỀN kể trên, cũng thường xuất hiện những Hôn quân (Vua u tối-chỉ biết sống xa hoa trụy lạc – không ngó ngàng gì đến đời sống đói khổ của dân chúng ) và bọn quan lại vô tài kém đức,chỉ biết hành hạ dân, bóc lột dân bằng nhiều hình thức sưu cao thuế nặng, không bình trị được đất nước,khiến chiến tranh triền miên, lại thêm tệ nạn tham nhũng, cường hào ác bá khiến người dân chịu khổ cực trăm chiều… Nhà ái quốc Phan Bội Châu đã không tiếc lời lên án loại vua quan hủ lậu đó bằng lời thơ vô cùng thấm thía:
“Một là Vua sự dân chẳng biết
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc, mặc thần với ai”
(Trích trong “Hải Ngoại Huyết Thư)
Thực ra khi vua thì u tối, quan lại tham ô nhũng lạm thì thân phận người dân bị áp bức bóc lột đến tận cùng ….Người dân “thấp cổ bé miệng” nào biết nương dựa vào ai, trông cậy vào ai, kêu cứu nơi đâu để giải oan cho bao nỗi oan khuất, bất công phi lý mà mình phải chịu đựng…. Ca dao Việt Nam cũng đã cực tả thân phận “thấp cổ bé miệng” của người dân dưới chế độ chuyên chế thối nát thời quân chủ phong kiến
“Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre” …
A-2: Thời Cộng sản Thống trị nay:
Thời quân chủ phong kiến, nhà vua nắm toàn quyền cai trị đất nước, sang thời đại Cộng sản, Đảng chính là “Vua Tập thể”cai trị dân bằng đường lối chính sách vô cùng độc hại và tinh vi hơn nhiều. Sự sai lầm độc ác, không còn trong phạm vi cá nhân mà trở thành sự sai lầm, độc ác có tính hệ thống …gieo rắc đại họa cho dân, chưa từng thấy trong lịch sử loài người! Ngoại trừ những đảng viên cộng sản gộc, nay nghiễm nhiên trở thành “giai cấp thống trị mới”, còn toàn thể dân chúng, dù thuộc thành phần “nông dân”, “công nhân” đến “trí thức” đều là nạn nhân của chế độ CS.:
Thân phận giai cấp Nông Dân:
“Nông dân là khối người đông đảo chiếm đến trên 70% dân số cả nước.Khi chưa chiếm được chính quyền Đảng CS ra sức ve vãn, phủ dụ nông dân, gọi nông dân là «hậu bị quân», là “một trong những chủ lực quân” của “cách mạng” để họ “sướng cái bụng” đem tiền của, sức lực và thậm chí cả thân mạng của mình hết lòng ủng hộ ĐCS với niềm tin vững chắc mà ngây thơ là khi cách mạng thành công, ĐCS sẽ thực hiện “ước mơ ngàn đời” của mình là “người cày có ruộng”! Nhưng thực tế lại quá phũ phàng cho bà con nông dân nước ta!
Quả lừa tiếp theo là ĐCS “phát động cải cách ruộng đất” nói là để tiêu diệt giai cấp địa chủ, tước đoạt ruộng đất của giai cấp này chia cho dân cày, trước nhất là bần cố nông. “Thắng lợi vẻ vang” (!) của cuộc Cải Cách Ruộng Đất hồi giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, báo chí đã nói nhiều, giờ chỉ xin nhắc lại vài điều thôi. CCRĐ thực sự là một cuộc thảm sát có tính diệt chủng đã làm cho 172 nghìn 008 người dân ở nông thôn, chủ yếu là nông dân, trở thành nạn nhân, nghĩa là bị bắn giết, đọa đày đến chết, trong số đó 123 nghìn 266 người (tức là 71,66%) về sau được xác nhận là oan; riêng 26 nghìn 453 người bị quy là địa chủ cường hào gian ác thì có đến 20 nghìn 493 người (tức là 74,4%) được xác nhận là oan! Còn 62 nghìn người bị quy là phú nông thì có đến 51 nghìn 003 người (tức là 82%) được xác nhận là oan! Trong số những người bị oan cũng có hàng nghìn cán bộ, đảng viên cộng sản (tài liệu chính thức trích từ cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam, tập 2). Đó là chưa nói đến những hậu quả nguy hại khác của cuộc tàn phá khủng khiếp ở nông thôn mà ĐCS gọi là “cuộc cách mạng long trời lở đất” là: bằng cuộc CCRĐ theo khuôn mẫu Mao-ít, ĐCS đã phá vỡ truyền thống tốt đẹp,hòa hiếu, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn mà cha ông ta đã tạo dựng hàng mấy nghìn năm trước; đã phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc và tạo nên một lối sống giả dối, man trá, điêu ngoa, vu khống, bất nhân mở đầu cho sự băng hoại đạo đức, nhân cách sau này; đã phá hủy cuộc sống tâm linh vốn có lâu đời, vì chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ, những nơi thờ tự… đều bị phá phách, triệt hạ… CCRĐ kết thúc, một số bần cố nông hớn hở được nhận ruộng tưởng rằng “ước mơ ngàn đời” của họ đã bắt đầu được thực hiện. Họ được chụp ảnh, quay phim để ĐCS tuyên truyền khoe khoang “công ơn” của đảng đối với nông dân, thì… chưa đầy một năm sau, ĐCS đã lùa những bần cố nông đó, cùng các nông dân khác bắt họ đem ruộng đất tư vốn có của họ vào hợp tác xã, vô hình trung ĐCS tước đoạt mất quyền tư hữu mà giao ruộng đất của họ cho các chủ nhiệm hợp tác xã quản lý. Đấy, ĐCS đã thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” một cách bịp bợm như vậy!
Đến quả lừa “vĩ đại”, tồi tệ nhất của ĐCSVN đối với nông dân và nói chung cả với toàn dân ta, là… khi soạn thảo và thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, bằng điều 19 của Hiến pháp, ĐCS đã nhẹ nhàng, gần như thầm lặng, không “long trời lở đất” tí nào, chuyển quyền tư hữu đất đai (tức là toàn bộ thổ canh thổ cư, nói nôm na là ruộng đất) của nông dân và của nhân dân nói chung sang cái gọi là “sở hữu toàn dân”! Từ đây, thực tế ĐCS đã “quốc hữu hóa”, hay nói chính xác hơn “đảng hữu hóa” ruộng đất của nông dân và nhân dân. Từ đây, quyền tư hữu ruộng đất của người dân hoàn toàn bị xóa bỏ, và ruộng đất bây giờ thực tế nằm trong tay sở hữu của ĐCS là đảng độc tôn thống trị đất nước….” (1 *) Từ đây dẫn tới hiện tượng DÂN OAN….. lại càng bi thảm gấp bội, gây bao đau thương cho nhân dân không bút nào tả xiết ….
Thân phận giai cấp Công Nhân:
Theo ông Trần Quang Thành một đảng viên CS đã bỏ đảng trốn ra nước ngoài để vận động Quốc tế yểm trợ cho việc thành lập Cộng Đoàn Độc Lập ở trong nước, đã cho biết về số phận người công nhân dưới quyền thống trị của CS hiện nay như sau:
“Năm 2006 thấy tình hình Việt nam có những cuộc đình công mà không có cuộc hướng dẫn của ai cả thì một số anh em trong nước và ngoài nước thấy cần thiết phải thành lập Công Đoàn độc lập. Ngày 20/10/2006 tại Hà Nội đã tuyên bố thành lập Công Đoàn độc lập Việt Nam.Và cũng kêu gọi chính phủ Việt nam cho phép Công Đoàn độc lập được hoạt động để giúp đỡ những người công nhân Việt Nam.
Sau đó 1 tuần tại Warsaw, thủ đô nước Cộng Hòa Ba Lan, chúng tôi đã tổ chức hội nghị về quyền lao động quốc tế gồm trên 70 thành viên,gồm cộng đồng người Việt và quan khách Quốc Tế trong nhà Quốc hội Ba Lan. Mục đích của cuộc họp đó để yểm trợ Công Đoàn độc lập trong nước.Cuộc họp đó được chính phủ Ba Lan hết sức ủng hộ, ngồi ghế chủ tọa là ông Phó chủ tịch Cộng đoàn Đoàn kết và ông Chủ Tịch Hiệp Hội Tự Do Ngôn Luận.
Nhưng một điều đáng tiếc là sau khi Việt Nam họ gia nhập tổ chức WTO và họ tổ chức thành công hội nghị APEC tại Hà Nội thì họ nuốt lời hứa và quay ra đàn áp những người tranh đấu vì quyền nghiệp đoàn của công nhân. Những người sáng lập và cổ vũ cho nghiệp đoàn như là luật Sư lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài đều bị bắt. Anh Lê Trí Tuệ là Phó chủ Tịch Công đoàn độc lập bị truy đuổi và sau đó phải trốn chạy sang Cam Pu Chia, nhưng cũng bị nhà cầm quyền Việt nam bắt và đến nay không rõ tung tích.
Năm 2008 một nhóm các anh em hoạt động dưới cái tên là Phong trào lao độngViệt tiếp tục hoạt động bán công khai, giúp đỡ những người công nhân.
Khi nhà máy Mỹ Phong ở Trà Vinh quịt lương của công nhân, quịt bảo hiểm xã hội thì anh em đã hướng dẫn trên 10 ngàn công nhân đình công trong vòng 1 tuần. Giới chủ nhân đã đáp ứng phần lớn yêu cầu của công nhân. Nhưng sau đó nhà cầm quyền bắt ba người hướng dẫn trực tiếp cho công nhân. Họ tuyên án anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cũng như anh Đoàn Huy Chương 7 năm tù.
Ngoài ra chúng tôi cũng nói rõ cho thế giới biết rằng hiện nay Việt Nam có Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, nhưng họ là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản. Tổng liên Đoàn Lao Động Việt nam từ khi ra đời từ năm 1946 đến giờ chỉ giữ vai trò thay mặt đảng kiềm tỏa người công nhân chứ không tranh đấu cho quyền lợi của người công nhân !!!
Cộng việc của chúng tôi rất là thầm lặng. Anh em ở trong nước hoạt động hầu như là bí mật”… (2*).
Thân phận người Trí Thức:
Tại Việt Nam chỉ có các cá nhân các nhà trí thức, chứ không có tập thể trí thức. Đa số giới trí thức đều sơ hãi cam tâm làm công cụ cho Đảng CS, nói theo lệnh Đảng! Một thiểu số can đảm nói lên tiếng nói của Dân, đòi hỏi Dân Chủ Tự Do và Nhân quyền cho mọi người công dân Việt Nam. .Họ là những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và thường bị gán ghép chụp mũ là những phần tử phản động bị theo dõi, trù dập bắt bớ tù đầy, hay bị ám hại thủ tiêu! Một số người bị tra tấn,đánh chết ngay trong đồn công an rồi vu cho chết vì bệnh ác tính hay treo cổ tự tử !!!....
B Họa phúc người dân còn tùy thuộc vào Cơ Chế Chính Trị Xưa và Nay như thế nào?
B1- Thời Quân Chủ Phong KiếnXưa:
Tại Đông phương,trong thời đại quân chủ phong kiến xưa,có 3 đường lối cai trị dân nổi bật nhất, và được nhiều người bàn luận nhiều nhất, sôi nổi nhất là :ĐẾ ĐẠO, VƯƠNG ĐẠO và BÁ ĐẠO.
A/ ĐẾ ĐẠO:
Đây là đường lối cai trị dân bằng Đạo Đức (còn có tên gọi khác là “Đạo trị” hay “Đức Trị”) của các bậc Thánh Vương mang tính chất Hoàng kim thời Đại -thời vua Nghiêu, vua Thuấn.Mục đích của Đế Đạo là xây dựng một xã hội lý tưởng, đặt nền tảng trên tình thương lòng nhân ái. Thông qua “lễ nghi và giáo dục” mọi người dân biết yêu thương tha thứ bao dung nâng đỡ nhau, không hề có sự tranh giành chém. giết lẫn nhau….Nhà vua và các quan lại đều là những nhà đạo đức, nêu gương sáng cho dân, noi theo, giáo hóa dân xa lánh điều ác, thực hiện những điều thiện,tạo nên thuần phong mỹ tục, đưa việc hành thiện trở thành thói quen thường ngày của con người.Đưa xã-hội đi vào con đường Chân Thiện Mỹ một cách tự-nguyện, tự-giác chính là mục-đích của Đế-Đạo. Kết.quả của xã hội“Đế Đạo”: Nhà nhà đi ngủ mà không cần đóng cửa.Ngoài đường không có ai nhặt lươm của rơi... Thật là lý tưởng, thật đáng mong ước!
Đế Đạo lấy việc thuyết phục giáo hóa làm tôn chỉ hướng dẫn và uốn nắn xã hội.Đế Đạo không dùng đến pháp luật, nên không cần xây dựng nhà tù hay các biện pháp chế tài nào khác...
Nếu bất đắc dĩ mới phải dùng đến biện pháp chế tài! Mà khi đã dùng đến biện pháp chế tài thì có nghĩa là đường lối, tôn chỉ Đế Đạo đã thất bại !!?? “Lý tưởng Đế Đạo đã bị sụp đổ !! Đế Đạo chưa bao giờ nếm mùi thất bại và sụp đổ, lý do dễ hiểu vì Đế Đạo chưa bao giờ được thực hiện trên trái đất- bất kỳ ở Đông hay Tây Phương! Đế Đạo thực chất chỉ có trong tưởng tượng hay trong ước mơ của loài người! Dẫu sao Đế Đạo cũng đem lại cho người đời một GIẤC MƠ ĐẸP không kém GIẤC MƠ THIÊN ĐƯỜNG...
Trong lịch sử Trung Quốc có nhắc đến Đế Đạo thời Vua Nghiêu (2337-2258 TCN) vua Thuấn ( ?- 2184 TCN)- được coi như khuôn vàng thước ngọc của Hoàng Kim Thời Đại !Theo Trúc Thư Kỉ niên: Việc Vua Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn chứ không truyền ngôi cho con là Đan Chu thường được sử sách đời sau xem là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ.(3*)
Trong thiên Thái Bá sách Luận ngữ, Khổng Tử ca ngợi Đế Nghiêu: “làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại! Thật là cao quí thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu thật là người biết đựa vào đạo trời.Công đức vua Nghiêu to lớn không cùng,dân chúng không thể ca ngợi cho xiết . Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi”
Các thế hệ sau Khổng Tử thường nêu lên câu hỏi: Tam Hoàng Ngũ Đế thời sơ sử của Trung Quốc có phải là những con người bằng xương bằng thịt hay đó chỉ là “Huyền Thoại”? Liệu có một Thời hoàng kim thật sự thời Vua Nghiêu vua Thuấn? Tại sao Đức Khổng Tử hết sức ca ngợi công lao của Vua Nghiêu mà không nói rõ bí quyết hay đường lối trị nước theo Đế Đạo của Vua .Nghiêu như thế nào? Nếu“Đế đạo chỉ là giấc mơ không có thật trong thực tế thì lời khen công đức của Vua Nghiêu của Không Tử cũng chỉ là “huyền thoại? hay “hư chiêu” mà thôi ư??
Theo quan điểm của chúng tôi:: Sở dĩ Đức Khổng Tử hết lời khen ngợi công lao của Vua Nghiêu vì quả tình Vua Nghiêu là người Đạo Cao Đức trọng thật sự… Hơn nữa Không Tử muốn lấy Tấm gương Vua Nghiêu làm khuôn vàng thước ngọc cho các thế hệ Vua Chúa sau này, lấy đó để làm ĐIỂN MẪU cho việc cai trị dân đúng theo Đạo Trời—nhằm giúp cho thế hệ các Vua sau này nếu không theo được ĐỀ ĐẠO thì ít ra cũng là theo VƯƠNG ĐẠO,chứ đừng đi theo BÁ ĐẠO.hay TÀ ĐẠO... Đây là “ Chiến thuật hay“Đạo thuật” của Không Tử áp dụng phương pháp:“THÁC CỔ CẢI CHẾ” (Thác lời người Xưa để răn dạy Người Thời Nay....Thiết nghĩ đây cũng chính là BẢN TÂM của Đức Khổng Tử vậy..)
B/VƯƠNG ĐẠO:
Nói vắn tắt Vương Đạo là dùng Đức trị, hay Nhân Trị còn bá đạo dung lực tri” Dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương (Mạnh Tử Công Tôn Sửu) Dùng võ lực mà thu phục người là “Bá đạo”. Dùng đức mà thu phục người là “Vương đạo”…Theo triết gia Linh Mục Kim Định, chúng ta cần xác định lập trường hai chủ trương đó bằng đưa ra những điểm khác nhau theo 5 nguyên tắc sau đây:
Nguyên Tắc Thứ Nhất: Cử Hiền
Trước câu hỏi quyền bính thuộc về ai ? Người có tài đức hay võ lực, hoặc dòng tộc?
Vương đạo chủ trương thuộc người hiền đức, cắt đặt người hiền tài có năng lực (cử hiền dữ năng) Khi Mặc Tử viết :” “Thượng hiền cử năng vi chính” “tôn trọng người có đức, dùng người có tài năng làm chính sách (Chương Thượng Hiền) là tỏ ra Mặc Tử còn trung thành với Khổng trong phương diện này).Chủ trương đó chống với câu “Bất thượng hiền sử dân bất tranh” của Lão Tử và cũng là đối lập với câu “kế thừa huyết thống Thượng Đế” của quí tộc, xây trên thần thoại với chế độ kế tử “cha truyền con nối”kể cả trong hàng quan lại. Đó là chủ trương“thiên hạ vi gia các thần kỳ thân” “lấy thiên hạ làm của riêng gia đình ngược với câu Luận ngữ “Phiếm ái chúng nhi thân nhân” “Rộng yêu mọi người nhưng thân hơn với người nhân đức” (L.N.16) sẽ được giảng diễn ra thành thuyết “Đại đồng” trình bầy trong Thiên Lễ vận“ Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công”
Nắm chủ trương then chốt đó rồi ta dễ dàng hiểu những câu khác.Chẳng hạn câu “Thiên mệnh mỹ thường”trong Kinh Thi, thiên Đại Nhã, thiên mênh không phải trường tồn, có đức thì còn, mất đức thì hết, vì quyền bính thuộc người Hiền Đức chứ không thuộc dòng tộc. Câu đó thường được nhắc nhở luôn dưới nhiều hình thức.Mạnh Tử nói:“Lập hiền vô phương”,(IV B.20) cắt đặt người hiền thì không kể đến phương, tức nơi xuất xứ, cũng lại Mạnh Tử viết: “Tam đại chi đắc thiên hạ giả dĩ nhân, kỳ thất thiên hạ giả dĩ bất nhân” “Ba đời vua trước được thiên hạ vì có đức nhân, mà mất thiên hạ vì không có đức nhân:.Nhà Hạ lên với Vũ có nhân, mất với Kiệt bất nhân. Nhà Thương được thiên hạ với Thành Thang có nhân, mất thiên hạ với Văn Võ, Châu Công nhân đức, mất thiên hạ với U lệ bất nhân (Mạnh,VII3) Theo nguyên lý đó Khổng Tử chỉ chú trọng tài đức mà không kể đến dòng họ.Trọng Cung có tài đức mà không được dắc dụng chỉ vì thuộc tầng lớp thường dân. Khổng ví Cung với con bò tơ sắc đỏ sừng tốt (đủ đều kiện để tế) người ta không dám dùng để tế vì mẹ nó lang, nhưng thần sông núi có từ đâu? (L.N.VI.4) Theo chủ trương kế hiền thì Trọng Cung không những nên cử làm quan mà cả đến làm Vua “Ung giả sử nam diện” Trò Ung (tức Trọng Cung) có thể bầu làm Vua(L.N.VI.1).Ông thường khen Tử Lộ mặc dầu áo thường cũng không ngại đứng vào hàng đại thần (L.N.IX.25) và hy vọng lớn nhất của ông đặt vào một người bình dân nghèo xác sơ trong nhóm môn đệ tức Nhan Hồi.Cũng trong tư tưởng đó Khổng Tử đề cao sự quan trọng của chức quan Đại Thần.Do đó ông đặt việc Vua Nghiêu sợ ông Thuấn không ra giúp mình, Thuấn sợ ông Cao Dao bất hợp tác(Mạnh III.4) Trọng Cung vấn chính viết “tiên hữu ty, xá tiểu quá, cử hiền tài” (XIII.2) Dưới con mắt Khổng lúc nhà Châu thịnh đạt nhất là thời nhiếp chính của ông Chu Công.Trong L.N.XIV.20 hỏi tại sao Vệ Linh Công vô đạo mà nước còn? Được trả lời là tại biết giao cho quan đại thần cai trị (Trọng Thú Ngữ giữ ngoại giao, Chúc Đài giữ nội vụ. Vương Tôn Giả giữ bộ binh) vì thế mà nước còn.Đó là chủ trương “quan cai tri vua kiểm soát”tức sự quan trọng đặt nơi quan chứ không nơi vua, quan phải trung với đạo chứ không trung với cá nhân vua “dĩ đạo sư quân, bất khả tắc chỉ” (L.N.XI.23) Chủ trương đó sau này Mạnh Tử đặt nổi bằng câu “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hoặc câu của Tuân Tử “Trụ bạo quốc chi quân nhược tru độc phu”(Tuân Tử chính luận) giết vua tàn bạo cũng như giết kẻ độc phu (chẳng thần thánh gì)” Thật là sớm sủa khi ta so sánh với sự kinh hoàng của bao người Tây Phương coi việc giết Louis XIV như một tội phạm sự thánh.Chung qui đó là hậu quả của thuyết kế Hiền.
Nguyên Tắc Thứ Hai: Giáo Chi
Chủ trương cử hiền tài như trên thật đúng là Tinh Thần dân chủ chỉ chưa có phổ thông đầu phiếu.Nhưng bù lại ông đã có sự bình dân hóa việc học cố gắng giật cái độc quyền học thức ra khỏi tay phái quyền quí để mở rộng ra trong quần chúng, không phân biệt quí tiện: “Hữu giáo vô loại”(l.N.XV.38) trong việc giáo hóa không có phân biệt giai cấp quí tiện sang hèn. Với chúng ta hiện nay, điều này quá tầm thường nhưng đời Khổng thì đó là một cuộc cách mạng tận nền.Điều đó dễ hiểu khi ta nhận xét bên các nước Âu Mỹ có tiếng là tiên tiến mà mãi tới năm 1850 mới mở cửa giáo dục cho toàn dân, Còn trước kia dành riêng cho quí tộc (C.C 152) Như thế ta thấy việc của Khổng thật là táo bạo sớm sủa và là một cú chí tử đánh vào thể chế “Quyền quý thế tập” dưới con mắt của họ việc nhận người nghèo hèn, người thường dân vào trường dạy cai trị là một việc phá rối quốc gia. Đời ông việc giáo dục toàn dân chưa được mở rộng, số người chống đối vì thế còn ít, sau nhờ môn đệ hết sức nối chí Khổng Tử là dạy đời không biết mỏi mệt (Hối nhân bất quyện) nên mới gây ra nhiều phản đối pháp gia chủ trương giữ độc quyền giáo dục cho quyền quý thế tộc.
Ở đây nên ghi nhận câu trong Luận Ngữ “dân chỉ có thể theo chứ không thể hiểu được” “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” (L.N.VII 10.) coi như nghịch với chủ trương trên đây.Nhưng nên chú ý ,nếu câu đó thật là của Khổng Tử thì chúng ta không biết được trong trường hợp nào ông đã nói câu đó và nhân đấy giới hạn câu đó đến đâu (C.C.219) Do đấy có thể dịch khác nhau, hoặc “dân chỉ cần sai khiến,không cần dạy bảo”như thường thấy. Dịch thế là đi ngược với chủ trương “giáo chi” vừa nói trên..Hoặc là “dân chỉ có thể theo mà không biết được” thì dẫu ngày nay cũng không có gì đáng trách cả,bởi nói về đạo lý hay cả về chính trị, thì làm sao cho toàn dân hiểu được. Ngay đời ta giáo dục phổ thông đã tràn ngập mà đại chúng còn chưa hiểu nổi chính trị và đạo lý phương chi đời ấy.Nên thánh hiền theo nguyên lý tùy năng lực, ai có khiếu học hiểu thì đi học mà làm quan để làm chính trị, còn nếu không đủ năng lực thì nên làm theo. Nếu không chịu hiểu như thế thì câu trên phải cho là xen vào sau, nó giống với câu Lão trong Đạo Đức Kinh 65 “dân mà khó cai trị là tại nó học biết” Câu đó đi ngược với câu “tiểu nhân học đạo tắc dị sử giã” (L.N.17-24) người thường dân có học đạo thì dễ cai trị.
Nguyên tắc Thứ Ba: Phú Chi
Muốn cho dân nhờ giáo dục thì phải có của dư dả mới tìm ra thì giờ nhàn rỗi đi học, nếu như bụng đói thì hết có thể nói đến học với hành, có hô hào cũng vô ích.Vì thế tất cả sách Mạnh Tử phản chiếu mối lo âu làm sao dân giàu “dân khả sử phú dã” (Mạnh Tử VII.23) không có sách nào trong triết học tha thiết về vấn đề làm giàu bằng, nên trước khi nói “giáo chi” Khổng Tử đặt “phú chi” Điểm này cũng phản lại pháp gia chủ trương làm giàu Chúa,yếu dân (phú quốc, cường binh) Khổng trái lại làm giàu dân: “bá tánh bất túc, quân thục dữ túc” (L.N.XII.9) bá tánh không đủ ăn thì vua đủ ăn với ai.Ông đã từ Nhiễm Hữu là người đi sái tinh thần “phú chi”bằng câu “quân tử chu cấp bất kể phú”( L.N.VI 3) “người quân tử thì cấp phát cho khắp hết,chứ không gia thêm cho người giàu” Kinh Dịch quẻ Ích . “Tổn thượng ích hạ, dân duyệt vô cương” “ Lời Thoán nói rằng : quẻ Ích là lấy bớt của người trên mà thêm cho người dưới thì dân ủng hộ vô bờ bến”.
Chính Khổng Tử thường tuyên bố coi phú quí phi nghĩa như phù vân (L.N.VII 15) Muốn hiểu câu này, nên chú trọng thời đó chưa có kỹ nghệ, buôn bán chưa mở mang, người ta không có cách làm giàu nào mau chóng hơn là làm quan để bóc lột dân chúng.Chính vì tình trạng đó có câu “vi nhân bất phú, vi phú bất nhân (Mạnh Tử III3). Vì thế Khổng nói “Nước vô đạo mà giàu có phú quí là điều đáng sỉ nhục, cũng như nước có đạo mà mình nghèo nàn bần tiện cũng là đáng sỉ hổ” (L.NVIII.14).Khi Quí Khương Tử ngỏ ý sợ dân ăn trộm, Khổng Tử liền trả lời thẳng :Nếu ông trút bỏ được lòng tham, thì có thưởng dân cũng không thèm ăn trộm (cẩu tử bất dục, tuy thưởng chi bất thiết) (L.N.XIII.17)
Điều lo âu của ông vẫn là “bất hoạn quả như hoạn bất quân(L.N. XVI.1).Không lo không có của mà lo có của nhưng chia không đều, vì nó dễ chảy vô vào tay mấy người có quyền thế .
Nguyên tắc quân phân tài sản đó sau này được Mạnh Tử phát huy rộng trong chủ trương “Minh quân chế dân chi sản” (I,6) bậc minh quân phải lo phân chia tài sản đều cho dân (đọc thêm Mạnh 1,12,36, 38) và làm cho dân giàu thì nước mạnh.Và nhân đấy ông đề cao phép tỉnh điền cũng như Nho giáo chống đối việc bán đất mà sau này đời nhà Tần, Thương Ưởng đã cho phép (Zanker 193. C.A Maspéro314) Cho bán đất tức coi đất là của riêng (thiên hạ vi gia) và nếu coi là công thì phải để chung rồi cứ thời hạn mà phân phát “Quân cấp”đời Lê Lợi cũng như phép hạn chế ruộng không được giữ quá 10 mẫu thời Trần bên ta là hậu quả của thuyết quân phân này. Gọi là công điền hay là đất của Vua chỉ khác danh từ mà thôi.Nhiều người tỏ ý mỉa mai những luật cấm không ai được tậu đất làm của tư kẻo mất quân bình. Mà không thấy rằng từ khi bãi bỏ thể chế đó đã cho phép mua bán đất (Đời Tần) thì sự chênh lệch trở thành quá đáng: đưa đại chúng vào cảnh nông nô cơ cực làm cớ cho cuộc nổi loạn của Vương Mãn, An Lộc Sơn. Ở những kỳ đó thì đất vào tay những đại điền chủ, ruộng công chỉ còn 5% (Xem chẳng hạn Histoire de la Chine de rené Grousset: 77,114, 208, và 353) Đây là một thí dụ cụ thể chứng tỏ khi một thể chế được bảo trợ là vì nó gây điều kiện thuận lợi cho chủ trương Vương đạo. Tuyên bố mọi đất của Vua tức là một lối thi hành câu “Thiên hạ vi công” nhờ đó“Người 50 tuổi có lụa mà mặc, 70 tuổi có thịt mà ăn (Mạnh Tử VII.22) Những cải cách điền địa hiện nay, những khẩu hiệu “đất đai thuộc người cày người cấy” tuy khác thể chế mà tinh thần đều là “Hoạn bất quân” của người xưa vậy.Không nên câu chấp danh từ để nhắm mắt trước thực tại.
Nguyên tắc Thứ Tư: Lễ Trị
Con người hễ đã giàu có thì sinh lễ nghĩa, nhân vị cao lên.Bởi vậy tiếp theo chương trình “giáo chi”, “phú chi”ông chủ trương lễ tri “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn vô sỉ.Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thá cách”Dùng chính trị hình luật mà cai tri thì dân mới chỉ biết tránh phạm luật, dùng đạo đức và lễ nhạc dân mới trau dồi nhân cách”
Việc Lễ trị tuy phe đối lập có chủ trương nhưng muốn dành riêng cho phái quyền quý còn thường dân thì trị bằng luật “lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu”(Couvreure 153) Tuy câu này có trong Lễ ký, nhưng chắc do Pháp gia đưa vào, vì nó trái với chủ trương không phân biệt quí tiện của Khổng Tử “Quân tử vô chúng quả, vô tiểu đại”(L.N.XX.20) Người quân tử không phân biệt ít hay đông, lớn hay nhỏ, như không phân biệt Kinh Thượng ở đâu cũng phải cư xử cung kính,trung tín “Cư xử cung chấp sự kính. Dữ nhân trung.,Tuy chí Di Địch, bất khả khí dã” ( L.N.XIII.19) “cư xử phải tự trọng, khi thi hành việc (với người khác) phải kính tôn.Đối với tha nhân phải trung tín.Dầu sang miền Di Địch (Mường rợ 785) cũng không thể bỏ được những nguyên tắc đó (không được phân biệt Kinh với Thượng trong lối đối xử. Ở đâu cũng là người cả)
Trước kia người ta dành riêng cho quý tộc được quyền đặt tên tự, mãi sau này mới mở rộng đến toàn dân. Đó là việc làm của Thưởng Ưởng nhưng người cổ động đâu tiên là Khổng Tử (C.A. Maspéro P.95) Và lễ gia tiên,ban đầu cũng dành cho quý tộc, về sau nhờ Khổng Tử cổ động nên đã mở rộng tới toàn dân không phân biệt sang hèn (R. Grousser, Histoire de la Chine (P.15). Như thế không thể bảo Khổng Tử phân biệt qúy tiện, mà chính ông là người muốn đại chúng hóa lối cai trị bằng Lễ.
Bởi nó là lối cai trị trung dung giữa hai Thái Cực là hình pháp và thả lỏng,và là lối xứng hợp quan niệm con người cao cả hơn hết như sẽ bàn sau.
Nguyên Tắc Thứ Năm:Thành Tín
Lể trị là một lối cai tri tôn trọng người dân; coi người dân như người cộng tác với chính quyền. Đã nói đến cộng tác thì chữ Tín là cần “Thượng báo Tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình (L.NXIII). Nếu người trên thành tín thì không ai không hết tình..Đã tín thì phải coi ý dân làm trọng.Bên phía pháp trị coi trọng thần lực và dùng quyền uy vũ lực, ít chú ý đến lòng dân.Bên Lễ trị thì chủ trương lất tín làm đầu “Kính ư dân hưng, kính ư thần vong” (Tả truyện) Kính nể dân thì hưng thịnh, đi cầu quỉ thần thì sẽ bị diệt vong và “đắc thiên hạ hữu đạo, đắc kỳ dân, tự đắc thiên hạ hỹ (Mạnh Tử IV.9) ,có một đường lối để được thiên hạ, đó là được lòng dân và “đắc hồ khâu dân nhi vi thiên tử (Mạnh Tử VIIb, 14) được lòng dân ở đồng bái là làm được thiên tử (nên đọc cả câu trong sách)
Trong ba vấn đề “túc thực, túc binh, dân tín nhi dĩ hĩ”|thì ông cho Tín là quan trọng hơn cả bởi vì “dân vô tín bất lập” (L.N.XII.7) “Dân không tín nhiệm chính quyền hết đứng nổi”. Do đó chủ trương “Hữu nhơn tắc hữu địa” có dân tự nhiên có đất (ĐH.10) để trả lời vào mặt ông cai trị chuyên lo mở rộng đất đại, tích chứa giầu sang mà không chú ý được lòng dân.Ông ghét nói đến chiến tranh binh lực“Ký bất xưng kỳ lực, xưng kỳ đức dã” (L.N. XIV.35) con ngựa ký được xưng tụng không vì có sức mạnh mà vì đức. Sau này Mạnh Tử đã phát huy chủ trương chống bạo lực rộng rãi “người hiều chiến thì tội chém chưa đủ đền”(nhất tướng công thành vạn cốt khô) và nhân đó gây ra trong văn hóa Viễn Đông một bầu khí “trọng văn khinh võ” khác hẳn ở xã hội chẳng hạn cũa Phlaton “luôn luôn nói đến chiến tranh binh lực”
Thân hữu có thể đọc đầy đủ trong KIM ĐỊNH Nho giáo nguyên Thủy ) (4*)
C/BÁ ĐẠO.
Bá đạo là dùng vũ lực và luật pháp (Cũng gọi là Pháp trị) để cai trị dân. Có điều danh từ Pháp trị ở đây chúng ta phải để ý có sự phân biệt rõ rệt như sau:
- Thời quân chủ Bá đạo dùng luật pháp để cai trị dân và gọi đó là “Pháp trị” (Khác với “Đức Trị” “Nhân Trị”của Vương Đạo)
– Thời Dân Chủ cũng dùng luật pháp để cai trị và gọi là thượng tôn luật pháp. Nhưng có sự khác nhau giữa “Quân chủ Pháp trị” và “Dân chủ Pháp Tri
+ Quân chủ Pháp trị= (luật Pháp do nhà Vua và quan lại triều đình tự lập ra- Tất nhiên không có ý kiến của dân chúng)
+ Còn Dân Chủ Pháp trị= (Luật pháp do những vị “Nghị sĩ hay dân biểu”là những người đại diện cho dân soạn thảo ra- tức luật pháp do ý kiến của dân chúng)Luật Pháp của nền “Dân Chủ Pháp trị ”do Hiến Pháp qui định.
Tại Trung Hoa Bạo chúa Tần Thủy Hoàng là tiêu biểu cho đường lối Bá đạo (5*... Bá Đạo là phương pháp dùng vũ lực.+ luật pháp của kẻ cầm quyền bắt dân chúng phải răm rắp tuân theo. Để thi hành bá đạo Tần Thủy Hoàng chủ trương đốt sách chôn học trò.( học trò là tiếng nói của kẻ sĩ- rất nguy hiểm cho chế độ độc tài cần tiêu diệt từ trong trứng nước- Hai hành động tàn ác này của Tần Thủy Hoàng nhằm “triệt tiêu”mầm chống đối tại trong nước.. Không cho tiếng nói chống đối của người dân được cất lên hay thậm chí lời bàn tán xầm xì trong dân chúng! Trên cả nước, chỉ có tiếng nói hay pháp lênh duy nhất- là luật pháp của triều đình ban
ra bắt dân phải tuân theo)
B-2 Thời Đại Dân Chủ Nay
· Cơ chế Tư Do Dân Chủ.
“Thế chế hay chế độ chính trị là mô hình tổ chức nhân xã, nói một cách dễ hiểu, là tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp của một cộng đồng con người.
Người ta thấy có chế độ độc tài,chế độ dân chủ. Trong chế độ độc tài có nghĩa là chế độ mà quyền hành trong tay một người hay một nhóm người (oligarchie) Trong chế độ dân chủ là chế độ mà quyền hành nằm trong tay người dân, người dân có quyền quyết định số phận mình, người ta thấy có dân chủ trực tiếp như ởThụy Sĩ, những quyết định quan trọng đều do trưng cầu dân ý quyết định và chế độ dân chủ gián tiếp người dân bầu ra đại diện của mình trong nhiệm kỳ, những người được bầu này thay mặt dân lấy những quyết định .Hiện nay phần lớn nhũng chế độ dân chủ là những chế độ dân chủ gián tiếp.
Trong chế độ dân chủ gián tiếp, người ta thấy có chế độ tổng thống như ở Hoa Kỳ, chế độ đại nghị như ở bên Anh, và phần lớn các quốc gia trên thế giới.Người ta cũng có thể thêm chế độ nửa tổng thống chế, nửa đại nghị chế như ở bên Pháp.
- Sự quan trọng của thể chế chính trị trong đời sống con người.
Thề chế chính trị giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển đời sống con người. Vì vậy có người ví thể chế chính trị như mảnh đất và người dân như hạt mầm.Con người dù là da vàng, da trắng hay da đen có thể ví như hạt mầm, nếu hạt mầm này được gieo vào một mảnh đất tốt, tức sống dưới một chế độ tốt,chế độ tôn trọng con người, những quyền căn bản của con người được bảo đảm, đồng thời được hướng dẫn , dìu dắt bởi một nền giáo dục tốt, một hệ thống an sinh xã hội tốt, thì hạt mầm này sẽ kết bông nẩy trái… người dân sẽ sống trong an lạc hạnh phúc...Điển hình như quốc gia Nam Hàn. Từ khi chế độ độc tài chuyển sang chế độ dân chủ đất nước đã vô cùng phát triển:
“Nển khoa học kỹ thuật tân tiến hiện nay được coi là ngành điện thoại cầm tay, vì trong đó là cả một cái máy điện toán tối tân, thế mà Nam Hàn với hãng Samsung đứng đầu trong việc sản xuất và bán trên thị trường đã lâu, trên cả hãng Apple của Hoa Kỳ và hãng Nokia của Phần Lan. Ngành xe hơi cũng vậy, hãng Kia của Nam Hàn mặc dầu mới xuất hiện nhưng số lượng bán cũng không thua gì những hãng quốc tế nổi tiếng từ lâu đời khác như hãng General Motor, Toyata, Wolkswagen, Renault.Nam Hàn từ mấy chục năm nay đã nổi tiếng về giáo dục, người thợ Nam Hàn có một trình độ hiểu biết tổng quát đứng đầu thế giới.Người chuyên viên Nam Hàn cần cù làm việc, chịu khó học hỏi đi làm nơi nào cũng được trọng.Bằng cớ là hai tổ chức quốc tế quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp Quốc và ngân hàng quốc tế ,đều được cầm đầu bởi người Nam Hàn.
Được như vậy tất nhiên do nhiều nguyên do, nhưng một trong những lý do chính đó là dân Nam Hàn được sống dưới một chế độ tư do, dân chủ, mặc dầu chế độ này mới được thiết lập vào khoảng thập niên 80..
Không nói đâu xa, chúng ta trở về Việt nam thời cận đại.Hai chế độ miền Nam Việt Nam thời trước 1975 là hai chế độ cộng hòa, Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Hai chế độ này, vào thời đó có thể so sánh với những nước dân chủ tiên tiến, nhưng nó là một trong những nước dân chủ đầu tiên ở châu Á, chỉ thua có Nhật. Chính vì vậy mà miền Nam cũng đã phát triển hơn cả Nam Hàn và Đài Loan lúc bấy giờ.Nếu tính theo sản lượng đầu người hàng năm thì vào cuối thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sản lượng của miền Nam Việt Nam là 118$ trong khi đó cũng của Nam Hàn và Đài Loan là trên dưới 80$.Sự phát triển của miền Nam được ngay những người cộng sản công nhận, như ông Lê Đăng Doanh, “nhà kinh tế Cộng sản , trong một bài phỏng vấn của đài BBC cũng công nhận là sau 1975 ông vào miền thăm Miền Nam đầu tiên, ông đã phải ngạc nhiên về trình độ phát triển,ông đi thăm những vùng quê, ông thấy nơi nào cũng có điện, có máy cầy, đời sống người dân tương đối đầy đủ. Nhà văn Dương Thu Hương cùng với “đoàn quân chiến thắng” vào miền Nam, trước đới sống dân miền Nam, bà đã sững sờ bà tìm một góc phố, như lời bà kể, để khóc, và sau đó tuyên bố “Tôi đã cùng một đoàn quân chiến thắng nhưng mô hình tổ chức xã hội của kẻ chiến bại lại văn minh hơn mô hình của kẻ chiến thắng.” Chính “Luật người cầy có ruộng” của thời Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam đã được chính phủ Đài Loan bắt chước và đem áp dụng thành công ở nước này.Chỉ tiếc rằng những gì đã được xây dựng ở miền Nam đã bị cộng sản đổ xuống sông xuống biển. Chính vì vậy mà dân miền Nam đã có câu “Năm đồng đổi lấy một xu, người khôn đi học, thằng ngu làm thày(“6*)
B-Chế Dộ Độc Tài Toàn Trị Cộng Sản:
Ngược lại với Nam Hàn,chế độ Bắc Hàn là một chế độ cộng sản độc tài, người dân sống dưới chế độ này không những không thể phát triển được mà hàng năm còn bị nạn đói hoành hành từ bao chục năm nay.Ngoài xã hội thì những hãng xưởng thiếu điện để chạy nhà máy, trong khi những công thự chỗ tôn thờ lãnh tụ thì điện chan hòa cả ngày lẫn đêm. Giáo dục là một nền giáo dục nhồi sọ, từ trẻ em cho đến người lớn chỉ biết vâng lời, gọi dạ bảo vâng, nhắc lại những khẩu hiệu tuyên truyền rỗng tuếch...Ngừơi ta nói “chế độ độc tài là chế độ cái loa, cái còng và cây súng”là vậy.
Nhìn vào lịch sử cận đại,2 chế độ cái loa, cái còng và cây súng là chế độ độc tài phát xít Hitler và chế độ cộng sản. Cả hai đều dựa trên quan niệm triết lý,tư tưởng bất bình thường: Hitler cho rằng chủng tộc Aryen là chủng tộc tinh khiết, không pha trộn với những chủng tộc khác Đây là một điều vô cùng phản khoa học.Theo Hitler dân tộc Đức tiêu biểu cho chủng tộc này, nên thông minh, đáng để cầm đầu thế giới.Chính vì vậy nên Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh khắp nơi. Marx thì cho rằng lịch sử con người là bạo động, là đấu tranh giai cấp,không ngần ngại mở đầu Bản Tuyên Ngôn Thư Cộng Sản “Lịch sử nhân loại từ xưa tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp”Đây cũng là một cái nhìn quá phiến diện và tổng quát hóa, chẳng có gì là khoa học, như những người cộng sản bắt đầu bởi Marx thường rêu rao “Khoa học lịch sử, Khoa học biện chứng”Không cần chứng minh dài dòng, chúng ta chỉ nhìn chính chúng ta và những người chung quanh, xét cuộc đời thì chúng ta rõ:Bình thường con người muốn sống hòa bình.Con người chỉ dùng bạo động trong những trường hợp bất bình thường.Điều này đúng với cả lịch sử của những quốc gia.Marx và những người cộng sản đã lấy cái bất bình thường làm cái bình thường, nên từ lý thuyết cho đến chế độ đã trở nên bất bình thường,bệnh hoạn. Đấy lại chưa nói đến ngay từ lúc đầu,chế độ cộng sản, bề ngoài thì mang nhãn hiệu “Thế giới đại đồng, anh em cộng sản”nhưng bên trong là chủ nghĩa quốc gia cực đoan, bành trướng. Bề ngoài mang nhãn hiêu “Liên Bang các cộng hòa xã hội sô viết (URSS), nhưng bên trong, Lenine, qua tay em của mình là Staline, vì lúc đó Staline đã đặc trách về vấn đề các dân tộc chung quanh, bắt họ đi theo Liên Sô. Bằng chứng rõ ràng là khi đế quốc Liên Sô sụp đổ năm 1989, thì những dân tộc này nổi lên đòi độc lập.
Chính vì mang đầu óc quốc gia cực đoan, bành trướng, nên đã có những vụ tranh chấp Nga-Hoa ở biên giới vào những năm 60, tranh chấp giữa Việt Cộng và Trung Cộng, rồi đi đến chiến tranh năm 1979, tranh chấp Việt Miên rồi cũng đi đến chiến tranh trước đó năm 1978.
Sau khi Liên Sô sụp đổ thì Việt Cộng chạy sang thần phục Trung Cộng, mở đầu bằng Hội nghị Thành Đô tháng 3/1990, và không ngừng ký những hiệp ước dâng đât nhượng biển cho Trung Cộng. Nhưng vì Trung Cộng từ xưa đã mang mộng bành trướng đế quốc, nay lại được cấy vào vi trùng bất bình thường Mác Lê, nên mộng bành trướng càng ngày càng mạnh. Mặc dầu cả 2 bên, lúc nào cũng rêu rao “Bốn tốt và mưới sáu chữ vàng”nhưng đùng một cái, Trung Cộng cho đặt giàn khoan, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Nhiều người vì tin tưởng ở những câu nói đầu môi chót lưỡi của cộng sản “Tình huynh đệ tốt, Môi hở răng lạnh, Tình đồng chí cộng sản”đã ngỡ ngàng về sự việc Trung cộng đặt giàn khoan dầu ở quần đảo Hoàng sa, thuộc về chủ quyền Việt Nam.Thực ra nếu chúng ta xét lịch sử xa của cộng sản, thì chúng ta không có gì ngạc nhiên.Trung cộng và Việt cộng đã nhiều lần đánh nhau.
Bởi lẽ đó, chừng nào hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa vẫn còn phải mang cái ách chế độ cộng sản, lấy lý thuyết Marx làm nền tảng cho chế độ kêu gọi đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi chiến tranh triền miên, không những chiến tranh chính nội bộ, mà còn chiến tranh với nước ngoài, chừng đó hai dân tộc không thể nào sống hòa bình với các nước chung quanh và với cộng đồng thế giới.
Người dân sống dưới chế độ độc tài phát xít hay độc tài cộng sản không những chỉ như một hạt mầm gieo trên một mảnh đất khô cằn mà còn bị giới lãnh đạo dùng như những bia đỡ đạn cho tham vọng bành trướng và đế quốc của mình.
Vì vậy,ngày hôm nay, những chế độ độc đoán độc tài, không phát triển hay phát triển chậm hơn những chế độ dân chủ và đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người là như vậy.
Quả thực nhân loại đã trải qua 5 nền văn minh, từ trẩy hái qua du mục, quân chủ, tới dân chủ ngày hôm nay, mỗi một nền văn minh tương xứng với một mô hình tổ chức nhân xã khác nhau hay nói một cách rõ hơn, hiện đại hơn là cách tổ chức chính trị, kinh tế khác nhau, từ thể chế gia tộc, bộ lạc, tới quân chủ và dân chủ.
Nước Tàu và Việt nam hiện nay nói riêng và các nước phương Đông nói chung trong đó có cả các nước Trung Đông, những nước này đã có một nền văn minh rất sớm,hơn cả Tây phương.Nhưng tiếc rằng chế độ quân chủ kéo dài quá lâu.Ngày hôm nay chế độ cộng sản ở Tầu và Việt Nam cũng chỉ là một chế độ quân chủ phong kiến trá hình.Chế độ cộng sản để rồi sẽ tắt luôn như một nhóm lửa trước khi tàn.
Tây phương mặc dầu văn minh đến chậm hơn Đông phương, nhưng đã biết từ bỏ sớm chế độ quân chủ để bước sang chế độ dân chủ, và kinh tế thị trường đã phát triển rất mạnh, vượt mặt Đông phương.
Đối với những chế độ quân chủ, từ lạc hậu như ở các nước Trung Đông cấm đoán ngay cả những người phụ nữ làm đủ mọi nghề, ra đường phải bịt mặt, tới chế độ cộng sản tước hết mọi quyền căn bản nhất của con người, người xưa có câu “Trễ còn hơn không” Hãy từ bỏ thể chế chính trị quân chủ phong kiến, độc tài cộng sản để bước sang chế độ dân chủ tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong đó có nam nữ bình quyền, tự do tư tưởng và ngôn luận, thì mới hy vọng theo kịp những nước văn minh. Gương Nam Hàn và Đài Loan cho ta thấy rõ. Hai nước này đã từ bỏ chế độ độc tài vào thập niên 80, để bước sang chề độ dân chủ, thế mà ngày hôm nay cả 2 nước đã có thể sánh cìng với những nước văn minh khác trên thế giới.
Đất nước và dân tộc đang đứng trước hiểm họa diệt vong, trong thì đảng cộng sản mặc tình cấu kết với ngoại bang bán đất dâng biển, hèn với giặc, ác với dân, giết hết tinh anh, triệt mọi cơ hội phát triển của người dân, ngoài thì Tầu cộng lộng hành, ngang nhiên kéo dàn khoan đến vùng biển Việt Nam. Con đường duy nhất để chống ngoại xâm là bằng mọi cách phải thay đổi thể chế chính trị từ độc tài cộng sản qua Dân chủ Tự do, vì có như thế, giới lãnh đạo mới quy tụ được sức mạnh toàn dân, vận động được các quốc gia và cộng đồng yêu chuộng Tự Do và Hòa bình trên thế giới cô lập và bẻ gãy mọi mưu mô bá quyền của Tầu cộng (7*)
IV- Văn Hóa Quốc Gia trong thời đại Toàn Cầu Hóa Văn Hóa
“Trong hiện tình văn hóa thế giới hôm nay có thể khẳng định rằng bên cạnh quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu và đang trở thành đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới thì chúng ta còn nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn,đó là toàn cầu hóa về văn hóa.
Với tình đặc thù và tính độc lập tương đối của mình, quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất gần song song với toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng. Trên cơ sở sự tăng cường mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế,sự tăng cường mạnh mẽ của các thành tựu khoa hoc,công nghệ, đặc biệt là giao thông và viễn thông ; sự tăng cường giao lưu ảnh hưởng và xích lại gần nhau giữa các dân tộc, các quốc gia , khiến văn hóa các dân tộc có nhiều cơ hội giao lưu ảnh hưởng,cọ sát,học hỏi chia sẻ lẫn nhau.Trong quá trình như vậy, một mặt văn hóa các dân tộc vừa phong phú đa dạng hơn, mặt khác cũng không loại trừ sự mất mát, thui chột của các nền văn hóa, các yếu tố văn hóa lỗi thời, không còn sức sống cạnh tranh. Như vậy,cũng như toàn cầu hóa nói chung, mà cốt lõi của nó là toàn cầu hóa kinh tế, thì toàn cầu hóa văn hóa cũng đương nhiên hiện hữu. Vấn đề chỉ còn là toàn cầu hóa văn hóa như thế nào, theo tiêu chuẩn nào, mức độ nào mà thôi.
“Toàn cầu hoá văn hoá có thể được hiểu là quá trình văn hoá các dân tộc, thông qua giao lưu, dung hợp, xâm nhập và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân tộc mình và trong sự bình phán và chọn lọc của loài người mà đạt được sự hoà đồng văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộc mình thành các nguồn hưởng thụ chung, sở hữu chung của loài người. Tuy nhiên, điều cần chú ý là toàn cầu hoá văn hoá là một quá trình bao gồm sự xung đột, giao lưu, dung hợp giữa các nền văn hoá dân tộc, đồng thời bản thân nó cũng là một kết quả, tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc có thể được loài người cùng hưởng cùng sở hữu. Nhưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa là sự mất đi của các nền văn hoá dân tộc để hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất, liên thông, phổ quát”
Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra những cơ hội, thách thức và rủi ro đối với các nền văn hoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hoá của mình ra bên ngoài. Trong quá trình toàn cầu hoá, các nền văn hoá đều bình đẳng, giao lưu với nhau trong thế bình đẳng, đều có những chỗ “mạnh”, những chỗ “yếu”, đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác” những gì mà họ muốn tiếp nhận.
Tuy nhiên,không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình toàn cầu hóa với những mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia vào toàn cầu hóa, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế.Phần còn lại của thế giới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thử thách.Mặc dù vậy, trong thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hóa hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hóa.Vấn đề đối với tất cả các nước đang phát triển. đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thử thách và chớp lấy thời cơ; trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức, giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mình đến chỗ phồn vinh” (8*)
V-VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG VĂN HÓA
Càng ngày người ta càng nhận thức rõ tầm quan trọng, quá quan trọng của văn hóa.Có thể nói “Vai trò” và “Chức năng” Văn Hóa giữ vai trò quyết định toàn bộ “Sinh Mênh” con người,xã hội, dân tộc, quốc gia và nhân loại. Vấn đề là chúng ta có “quán chiếu sâu sắc” nhận thức rõ vai trò và chức năng văn hóa để “hiện thực” và “diệu dụng” văn hóa trong thời đại của chúng ta hay không?!
A/ VAI TRÒ VĂN HÓA:
Văn Hóa có các vai trò chính yếu sau đây:
1-Văn Hóa giữ vai trò khai sáng trí tuệ con người.Không những trên phương diện Triết học, Văn học, Luật học, Khoa học mà còn trong Chính Trị học, Văn Hóa học …
2-Văn hóa có vai trò chủ động đấu tranh,giúp con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, vượt thoát, giải thoát chính con người mình…hòa đồng cùng vũ trụ, vạn hữu.
3-Văn hóa giữ vai trò:Truyền sinh:SỐNG CÒN NỐI TIỀN HÓA
4- Văn hóa có vai trò: Chống cái ác, Phát huy cái thiện, dẫn đưa con người tới Chân Thiện Mỹ.
5- Văn Hóa có vai trò :Tôn vinh Sự Sống, Bảo tồn Sự Sống, Phát Huy Sự Sống,Thăng hoa Sự Sống và Thành toàn Sự Sống con người, Dân tộc, Quốc gia và Nhân loại, Liên hành tinh.
Ngoài 5 vai trò chính yếu trên, Văn hóa còn có các chức năng có tính cách đa năng, đa hiệu như sau
B/: CHỨC NĂNG VĂN HÓA
1-Văn hóa có chức năng tìm tòi,học hỏi thảo luận nghiên cứu.
2-Văn hóa có chức năng “Úng xử” với tha nhân, “Thích nghi” với mọi hoàn cảnh…
3- Văn hóa có chức năng “Sáng tạo”, “Phát huy sang kiến”, “Phát minh” Khoa Học Kỹ Thuật.
4 Văn hóa có chức năng “Giáo dưỡng” “Giáo hóa” con người.
5- Văn hóa có chức năng tạo ra “Xung đột” “Đối kháng” “Mâu thuẫn” “Tán tụ” “Bảo thủ” “Tiến bộ” theo qui luật “Âm Dương” “Sinh Khắc Chế Hóa”.
6- Văn hóa có chức năng “Điều hợp” “Hóa giải” mọi mâu thuẫn trong cuộc sống.
7- Văn hóa có chức năng “Chuyển hóa” thời cuộc. “Thăng hoa con người” và “Thăng hóa xã hội”
8- Văn hóa có chức năng “Thẩm thấu” sâu rễ bền gôc tạo nên Thuần Phong, Mỹ Tục của mỗi Dân Tộc…
9-Văn hóa có chức năng “Hội nhập” con người vào hoàn cảnh mới, cộng đồng mới…
10-Văn hóa có chức năng “Vượt thoát” và “Sáng Hóa”
11- -Văn hóa có chức năng “Chọn lọc”, “Tiếp thu” tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác,đồng thời “Đào thải” những cổ hủ lỗi thời.
12-Văn hóa có chức năng “Hiện đại hóa” xã hội thời đại.
VI-SỨ MẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA.
Có người quan niệm rằng “văn hóa thì “trường cửu”, còn chính trị là “nhất thời” rồi đi đến quan niệm: Cần phải tách “chính trị” ra khỏi “Văn hóa” …Nhận định trên văn hóa có giá trị trường cửu hơn chính trị thì đúng, nhưng nhận định thứ hai “Tách chính trị ra khỏi văn hóa lại là sai! Văn hóa và chính trị tuy là hai bộ môn có những điểm khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm giống nhau nhất là về mục đích và cứu cánh.Hơn thế nữa Văn hóa còn là “nguyên lý” “nguyên tắc” hướng dẫn chính trị, phục sự con người. Chỉ có nền chính trị vô nhân, vô đạo như chính trị độc tài “quân phiệt” độc tài “giáo phiệt”kiểu độc tài Hồi giáo cực đoan” hay chính trị “độc tài toàn trị cộng sản” mới lợi dụng văn hóa, dùng văn hóa là công cụ phục vụ “chính trị” bá đạo thì không kể. Trong trường hợp nàyVăn hóa bị “tha hóa” bởi chính trị và cả hai “văn hóa” cũng như “chính trị” đều bị suy đồi…Không còn là văn hóa,chính trị tiến bộ hay văn hóa chân chính nữa.Chúng ta không bàn đến loại “văn hóa suy đồi” ở đây.
Trở về văn hóa chân chính tiến bộ, chúng ta đã nhận định văn hóa có chức năng và vai trò vô cùng quan trọng như đã nói trên, nên văn hóa có “Sứ mệnh” là điều hiển nhiên và tất yếu, không ai có thể phủ nhận được..
A/Sứ mệnh Văn Hóa theo kinh Dịch:
Theo học giả Nguyễn Đăng Thục, nguyên nghĩa danh từ Văn hóa của tây phương có thể tìm thấy ý nghĩa tương đồng rút từ “Lời thoán” của Kinh Dịch: “Quan thiên văn dĩ sát thời biến, quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” (Nhìn hiện tượng trên trời để xét sự biến đổi của thời tiết. Nhìn hiện tượng của nhân quần xã hội để hóa nên thiên hạ, thay đổi thế giới) Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Văn hóa có chức năng và sứ mạng thay đổi nếp sống con người và thay đổi cả vận mạng thế giới.Sứ mạng văn hóa chỉ tóm gọn như vậy thôi. Lối nói của Kinh Dịch là lối nói “cô đọng” “hàm súc” ít lời mà nhiều ý, đòi hỏi chúng ta phải trầm tư sâu sắc mới lĩnh hội được hết ý tứ của người xưa! (Xin xem định nghĩa văn hóa thứ hai trong bài “Bàn về 25 định nghĩa văn hóa của Chu Tấn cũng trong tuyển tập này)
B/ Sứ mạng Văn Hóa theo Lý Thuyết Gia Lý
Đông A:
Cụ Nguyễn Hữu Thanh tức Lý Đông A (9 *) Tổng Thư Ký của Đảng Đại Việt Duy Dân và cũng là nhà Văn Hóa lớn của Việt Nam, thế giới có đưa ra 5 lời thề cho các chiến sĩ cách mạng của Đảng Đại Việt Duy Dân như sau:
· Thề Giác Biện chứng Lớn
· Thề Tu Tính Mệnh Ta
· Thế Cứu Nòi Giống Việt
· Thề Thương Loài Người Khó
· Thề Cùng Vũ Trụ Hòa.
Qua 5 lời thề trên tuy Lý Thuyết gia Lý Đông A không nói đến danh từ “Sứ mạng văn hóa” nhưng xét vào nội dung 5 lời thề nói trên,đích thực chúng ta thấy đây là 5 sứ mệnh lớn của Văn Hóa Chính Trị Việt Nam.
Lời Thề 1: Thề Giác Biện Chứng Lớn:
“Biện chứng Lớn” ở đây không phải là “Biện chứng pháp Duy Tâm” ( “Idalistic dialectic” của Hegel) hay “Biện Chứng Pháp Duy Vật” (Materialistic dialectic” của Karl Marx) mà là Duy Dân Tung Hợp Biện Chứng của Lý Đông A).
Lời Thề 2: Thề Tu Tính Mệnh Ta.
Các cụ ta xưa có câu: “Từ Thiên tử (Vua) cho đến thứ dân ai ai cũng phải lấy việc TU THÂN làm gốc ( Tu thân vi bản)
Lời Thề 3: Thề Cứu Nòi Giống Việt:
Dân tộc Việt Nam bị “linh lạc” bị “điêu linh thống khổ” dưới ách đo hộ Tầu, thực dân Pháp-Nhật, rồi C.S nên rất cần phải cứu nguy.
Lời Thề 4:Thề Thương Loài Người Khó:
Chỉ đại đa số nhân loại bị nghèo khổ áp bức bóc lột trên toàn thế giới
Lời Thế 5:.Thề Cùng Vũ Trụ Hòa:
Chỉ khi nào người dân Việt chúng ta hoàn thành được 4 lời thề trên, tâm hồn mình mới được thảnh thơi,tự tại hòa đồng cùng Vũ Trụ
Năm lời thề của Lý Thuyết Gia Lý Đông A lớn lao thay! Vĩ đại thay! Cao cả vô cùng….Đây cũng chính là SỨ MẠNG CAO TỘT CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM.Lý thuyết gia Lý Đông A còn gián tiếp, bí nhiệm khuyên chúng ta: “ SINH MÊNH VIỆT NAM LUÔN GẮN BÓ VỚI SINH MÊNH NHÂN LOẠI KHÔNG THỂ TÁCH RỜI.”.
C/ Sứ Mạng Văn Hóa theo Học Giả Hồ Hữu
Tường:
Trong cuốn Tương lai Văn Hóa Việt Nam Học giả Hồ Hữu Tường đã định nghĩa “Văn hóa là cái gì làm cho con người trở thành NGƯỜI (Chữ Người viết Hoa) Theo định nghĩa này thì sứ mệnh văn hóa Việt Nam sẽ vô cùng cao quí và lớn lao. Hiện nay dân số Việt Nam ở trong nước là 95 triệu người (Quốc nội và Hải ngoại) xấp xỉ 100 triệu người.Nếu trong tương lai văn hóa VN có thể đào luyện cho 100 triệu người dân thường đều trở thành 100 triệu CON NGƯỜI (Viết Hoa) thì nền văn hóa chính trị Việt Nam sẽ hùng mạnh vinh quang và rực rỡ đến như thế nào….(Đây là “dự phóng” hay “giấc mơ văn hóa” của học giả Hồ Hữu Tường. Xin tất cả độc giả và toàn dân Việt Nam đều nên lắng nghe, chia sẻ và góp phần vào sứ mệnh văn hóa cao cả vĩ đại này. (Xin xem lại định nghĩa văn hóa thứ 6 của học giả Hồ Hữu Tường trong bài “Bàn về 25 định nghĩa văn hóa của Chu Tấn).
D/ Sứ Mạng Văn Hóa theo Văn Hào André Malraux:
Nhà văn hào Pháp André Mailraux (10*) có định nghĩa Văn hóa như sau:“Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít nô dịch hơn”
Trong định nghĩa này nhà văn hào André Malraux tuy xác định văn hóa có sứ mạng giải phóng con người, thoát khỏi các chế độ và tất cả các hình thức “nô dịch” con người Nhưng tác giả tỏ ra rất bi quan là qua tác dụng và hiệu năng văn hóa trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến con người trở nên ít nô dịch hơn!” Có nghĩa là “Thân phận con người- “Condition humaine” trong nhân loại cho đến thế kỷ 20- thời đại mà André Malaux đưa ra định nghĩa văn hóa vừa nói- Con người vẫn còn bị các hình thức “nô dịch” tồi tệ chưa hết được!Phải thế không?
Thấp hơn hay đặc biệt hơn, Văn hào Albert Camus định nghĩa “Văn Hóa là tiếng khóc của con người khi đối diện với số phận”
Văn hóa chỉ có tính cách “phản ứng”lại bằng “Lời than” hay “tiếng khóc”thôi sao? Điều này chúng ta không lấy làm lạ vì Albert Camus còn là triết gia theo triết thuyết Hiện sinh- Ông cho “cuộc đời là phi lý”-nhưng không bnông xuôi theo số phận mà chống lại số phận, phản kháng lại số phận bằng bất cứ biểu hiện nào…dù là “Lời than hay tiếng khóc”…cũng là cách phản kháng ….(11*)
Cùng quan tâm, suy tư về “Sứ mạng Văn Hóa” song Lý thuyết gia Lý Đông A và học giả Hồ Hữu Tường thì hoàn toàn tin tưởng và “lạc quan”. Trái lại hai văn hào André Malraux và Albert Camus thì quá “dè dặt và bi quan”….Vậy người làm văn hóa trong thời đại chúng ta nên có thái độ nào?
Thiết nghĩ, từ cuối thế kỷ 20 và bước sang đầu thế kỷ 21 chúng ta đã kinh qua bốn biến cố lịch sử lớn sau đây:
Một là: Cuối thế kỷ thứ 20 nhân loại đã bùng nổ cuộc cách mạng truyền thông- Internet- có tác dụng thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian:Chỉ một biến cố nhỏ xẩy ra-tân Phi Châu hay châu Đại dương –mấy phút sau đã trở thành tin tức lan truyền khắp thế giới,…
Hai là: Năm 1989 chế độ CS tại các nước Đông Âu và đế quốc CS Liên Sô sụp đổ, chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh và đã đánh dấu thời điểm “cáo chung chủ thuyết sai lầm không tưởng Mac –Xít”.
Ba là: Vào đầu thế kỷ 21 đánh dấu kỷ nguyên “Toàn Cầu hóa” từ văn hóa, chính trị, kinh tế, thương mại…vv…
Bốn là: Năm 2011 “Đợt sóng dân chủ thứ tư” đã chính thức bùng phát và trào dâng trên toàn thế giới… Với bốn biến cố lịch sử này nên “Độ gia tốc chính trị Văn hóa”đã tiến rất nhanh, không còn trì trệ như trước nữa .Đây là 4 chứng cứ lịch sử hùng hồn nhất, cho phép chúng ta khẳng định người làm văn hóa trong thời đại hiện tại, không chỉ có niềm tin lớn,mà còn có thái độ lạc quan có tính cách viễn kiến, thống quan và được kiện chứng bằng thực tiễn lịch sử.Chúng ta cần quan niệm “Sứ mạng Văn Hóa” quan trọng và lớn lao này, nhịp theo đà tiến của Lịch Sử Văn Hóa Toàn Cầu Hóa.
E/ Văn Hóa Việt Nam Trong Thời Đại “Toàn Cầu
Hóa”:
Có các sứ mệnh sau đây:
· Khai sang trí tuệ con người, hình thành Minh Triết nhân loại.
· Giáo hóa con người.
· Làm cho cuộc sống lên hương, làm cho cuộc đời thêm tươi thêm đẹp. Văn hóa đem lại nguồn vui sống cho con người.
· Thăng tiến con người, phát triển, thăng hóa xã hội trên mọi phương diện.
· Văn hóa có sứ mệnh Diệt cái Ác để mưu cầu Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho con người và Xã Hội.
· Văn hóa có sứ mệnh khuyến khích con người làm việc THIỆN, phụng sự Con Người, Xã Hội,Tổ Quốc và Nhân Loại, Liên Hành Tinh.
· Giải Phóng con người ra khỏi mọi chế độ độc tài và nhiều hình thức “nô dịch” “nô lệ hóa” con người.
· Thiết dựng chế độ dân chủ (Tam quyền phân lập) trên qui mô thế giới, làm nền tảng căn bản tiến tới chế đô “Nhân Chủ Quốc Gia” và“ Nhân Chủ Toàn Cầu”
· Văn hóa có sứ mệnh gin giữ hòa bình và xây dựng nền Thái Hòa Nhân Loại
· Sau cùng Văn Hóa có sứ mệnh khó khăn nhất và cũng cao đẹp nhất là giúp con người TỰ VƯỢT MÌNH VÀ TỰ THẮNG CHÍNH MÌNH
VII- KÊT LUẬN:
Từ thời cổ đại, nhân loại đã khám phá ra sức mạnh hay sứ mạng của Văn Hóa.Tuy nhiên theo bản chất văn hóa nặng về phần TRI (Lý thuyết) còn Chính trị nghiêng về phần HÀNH.(hành động, thực hiện) nên trong thời quân chủ vẫn thường diễn ra tệ trạng: “Minh quân’(Vua sáng suốt) thì ít còn “Hôn quân” (Vua u tối) thì nhiều, “Thanh quan” thì ít còn “tham quan ô lại” thì nhiều! Ngay cả sang thời đại Dân Chủ vẫn có một số nước theo chế độ tài kiểu độc tài “Quân phiệt” độc tài “Giáo phiệt” kiểu Hồi giáo cực đoan” hay nền chính trị độc tài toàn trị Cộng Sản!!! Chính vì chính trị lấn át Văn Hóa, bắt Văn hóa phải làm “công cụ” cho chế độ độc tài nên “Sứ mạng văn hóa” vẫn chưa được phát huy đúng mức….khiến nhà văn hào Pháp André Malraux đã phải than thở : “Thân phận con người” (Condition humaine) trải qua bao nhiêu thế kỷ vẫn còn bị tình trạng “Nô dịch” hay chính trị “Nô lệ hóa con người
Tuy nhiên tình trạng tồi tệ này không thể là mãi mãi! Lịch sử phải sang trang….
Bước sang thế kỷ 21 nhân loại đã tiến sang thời đại “Toàn cầu hóa Kinh tế” “Toàn cầu hóa Chính tri” và “Toàn cầu hóa Văn Hóa: nên vấn đề “SỨ MẠNG VĂN HÓA” cần phải làm sáng tỏ và tiến hành một cách dũng mãnh hơn ..Chúng ta khẳng định “Văn hóa Việt Nam có sứ mênh “Diệt cái Ác để mưu cầu Tư Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Con Người và Xã Hội…
Văn hóa có sứ mệnh thiết dựng chế độ Dân chủ (Tam quyền phân lập) trên qui mô toàn thế giới, làm nền tảng căn bản tiến tới chế độ “Nhân chủ Quốc Gia” và “Nhân Chủ Toàn Cầu” không là lời lẽ “khoa trương” hay “cường điệu” mà là thông điệp Văn Hóa “Minh Nhiên”, “ Tự nhiên” vậy../
CHU TẤN
Tài Liệu Tham Khảo
(1*).Vấn đề nông dân đầu thế kỷ 21- Nguyễn Minh Cần (Nguồn: Đài RFI ngày 7-09-2012)
(2*) Phỏng Vấn Ông Trần Quang Thành về “Công Đoàn Độc Lập” (Nguồn: Đài RFA)
(3*) Vua Nghiêu: (2337 TCN-2258 TCN )-Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia
(4*) Kim Dịnh (Nguồn: Newvietart.com)
(5*) Tần Thủy Hoàng (259-TCN -210 TCN) –Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia.
(6*) Sự quan trọng của Thể chế chính trị trong đời sống con người- Chu Chi Nam-(Nguồn: Đối Thoại
08-6-2014)
(7*) Tại sao chúng ta phải thay đổi thể chế chính trị trước khi chống giặc ngoại xâm- Chu Chi Nam (Nguồn: Đối Thoại 08-6-2014 )
(8*)Hue.edu./vn/vi/id129 Nhìn nhận thế nào về Toàn Cầu Hóa Văn Hóa- Đặng Thị Minh Phương…
(9*)Tiểu Sử Lý Đông A (1921-1947) Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia.
(10*) Tiểu Sử André Malraux (1901-1975) Bách khoa Toàn Thư Mở Wikipedia.
(11*) Thuyết Hiện Sinh qua Tư Tưởng các Triết Gia-Võ Công Liêm- (Nguồn:NEWVIETAR.COM )